ở bảng 4.7.
• Bảng 4.7. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó• Công việc • Công việc • Số ca thực hiện (lần) • Số ca an toàn (lần) • Tỷ lệ an toàn (%)
• Cắt tỉa lông, tắm sấy • 715 • 715 • 100
• Cắt móng, văt tuyến hôi • 650 • 650 • 100 • Rửa vết thương • 30 • 30 • 100 • Tiêm phòng • 140 • 140 • 100 • Bấm đuôi chó con • 40 • 40 • 100 • Vệ sinh sát trùng khu vực nuôi nhốt • 85 • 85 • 100 • Triệt sản chó • 35 • 35 • 100 • Mổ đẻ chó • 12 • 12 • 100 • Cắt bọng mắt • 10 • 10 • 100 •
• Qua bảng 4.7 cho thấy, công tác vệ sinh sát trùng tại phòng khám được thực hiện rất tốt. Tại phòng khám các chủ nuôi chó không chỉ mang chó đến
• khám chữa bệnh mà còn mang chó đến để làm đẹp, vì vậy để tránh lây nhiễm
cho chó, tại phòng mạch đã bố trí các khu riêng rẽ kết hợp với vệ sinh khử trùng
hàng ngày, vì vậy các chủ nuôi chó hoàn toàn yên tâm khi đem chó đến đây. • Trong thời gian thực tập em đã thực hiện chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh cho chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám như: hàng ngày em tiến hành vệ sinh chuồng nuôi chó, quét dọn khu nhốt chó, quét màng nhện, lau kính, quét dọn trong và ngoài phòng khám, phun sát trùng định kỳ, rửa và sát trùng vết thương cho chó.
• Ngoài ra, tại phòng khám còn có các dịch vụ làm đẹp chó chó như: cắt tỉa lông, cắt móng, tắm sấy, mổ đẻ,...
• Công việc tắm chó và vệ sinh tai cho chó cũng được em làm thường xuyên, với số lượng nhiều. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu, em cũng rút ra được một số kiến thức trong chăm sóc thú cưng. Ngoài các bệnh ngoài da thường gặp trên thú cưng thì thú cưng cũng rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến tai. Đặc biệt là đối với các giống chó tai dài, những giống chó hoạt động nhiều... nếu quá trình chăm sóc, chủ nuôi không giữ vệ sinh cho chó, không thường xuyên kiểm tra tai chó, rất có thể bị nhiễm bẩn và có nguy cơ nhiễm trùng tai cao.
• Những chó được chủ nuôi đưa đến phòng khám trước khi tắm sấy thì sẽ
được soi tai, vệ sinh tai sạch sẽ. Ngoài việc vệ sinh tai để loại bỏ những chất bẩn có trong tai thì còn kiểm tra trong ống tai của chó có các loại ký sinh trùng hay không, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
• Trong quá trình thao tác cần nhẹ nhàng, massage, xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng tai cho chó khoảng 1 phút để chó không bị sợ và cảm thấy khoan khoái sẽ nằm im cho nhân viên kiểm tra và vệ sinh tai được dễ dàng.
4.5.2. Thực hiện khám sức khỏe định kì và siêu âm thai cho chó mang thaitại phòng khám tại phòng khám
• Việc khám sức khỏe định kì cho chó trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng và cần thiết. Cần chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng và các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, ngoài ra cũng cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Giai đoạn từ 30 - 45 ngày của thai kì thì chú ý bổ sung sắt vào thực đơn dinh dưỡng của chó mang thai.