Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm kỹ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề của SINH VIÊN TRONG học tập (Trang 42 - 52)

3.1.1. Cơ sở lý luận

Từ những cơ sở lí luận về kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh, nhóm tác giả đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây như là cơ sở đề xuất các biện pháp, đó là:

Kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các bước, các thao tác trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể.

Kỹ năng giải quyết có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình giải quyết vấn đề để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên.

Tác động đến kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất không chỉ có những yếu tố từ phía giáo viên và nhà trường như: Phương pháp giảng dạy của giáo viên, mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên, cán bộ phòng ban, cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường… mà còn cả những yếu tố xuất phát từ phía chính bản thân sinh viên như: Hoạt động tự ý thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tập, mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, Thầy Cô…

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Một số vấn đề mà chúng ta cần lưu ý đó là:

Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến thực trạng này gồm có những yếu tố xuất phát từ phía bản thân sinh viên, từ phía giáo viên, cán bộ phòng ban và từ phía nhà trường nhưng trong đó chủ yếu là nhóm yếu tố xuất phát từ phía bản thân sinh viên.

Đặc điểm của sinh viên là những người có tính độc lập cao, luôn tìm tòi, sáng tạo, tích cực, chủ động trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. Tuy nhiên, sinh viên năm thứ nhất thường còn nhiều bỡ ngỡ với điều kiện, môi trường học tập ở Đại học – Cao đẳng, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, còn lúng túng khi đối diện với các vấn đề gặp phải trong hoạt động học tập.

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất cần có những biện pháp phù hợp, cụ thể tác động trên cả ba bình

diện: Nhận thức – thái độ – hành vi, kỹ năng và phải có sự kết hợp giữa cả ba lực lượng: Sinh viên – giáo viên, cán bộ phòng ban – nhà trường

3.2. Các biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên

Dựa trên việc tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, nhóm tác giải xây dựng một số nhóm biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên

3.2.1. Nhóm biện pháp tác động của sinh viên

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên nhưng trong đó chủ yếu là các yếu tố xuất pháp từ phía chinh bản thân sinh viên, bởi vì sinh viên chính là chủ thể của hoạt động rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập. Do vậy, việc xây dựng những nhóm biển pháp tác động từ phía sinh viên là hết sức cần thiết.

Mục đích của biện pháp: Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập, xây dựng thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng cần thiết khác trong hoạt động học tập, giúp cho sinh viên có yếu tố nội lực chủ quan tốt nhất để tham gia có hiệu quả vào quá trình học tập của bản thân.

Ý nghĩa của biện pháp: Nhóm biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục ý thức học tập và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các kỹ năng khác trong hoạt động học tập cho sinh viên năm thứ nhất, khẳng định tính hiệu quả của phương pháp học tập đặc thù của bậc học Đại học – Cao đẳng đó là phương pháp tự học

Cách thức thực hiện biện pháp:

+ Giúp sinh viên xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn, từ đó hình thành thái độ tích cực, chủ động trong học tập. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về môi trường, điều kiện, các phương pháp học tập ở Đại học – Cao đẳng để sinh viên không bỡ ngỡ khi đối diện với các vấn đề trong học tập.

+ Tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện là phương pháp học tập đặc thù của bậc học Đại học – Cao đẳng, tuy nhiên khả năng tự học, tự rèn luyện của sinh viên còn nhiềuhạn chế. Vì thế sinh viên cần chủ động trau dồi, rèn luyện các kỹ năng cần thiết, xây dựng kế hoạch học tập cụ thể. Xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn luyện là quá trình hình thành một biểu tượng rõ ràng các công việc sinh viên cần hoàn thành, tạo ra sự chủ động, tích cực cho sinh viên trong quá trình học tập. Chủ động, tích cực tham gia

các hoạt động của đoàn thể, qua đó rèn luyện cho bản thân các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm,…

+ Khuyến khích sinh viên mạnh dạn, chủ động giao tiếp, trao đổi, bày tỏ những suy nghĩ, những khó khăn hay những thắc mắc trong học tập, trong cuộc sống với giáo viên, các bộ các phòng ban.

3.2.2. Những biện pháp tác động vào giáo viên và cán bộ các phòng ban

Trong hoạt động học tập không thể phủ nhận vai trò của giáo viên, mối quan hệ giao tiếp với cán bộ các phòng ban trong việc hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho sinh viên. Do vậy để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề thì việc đề ra các biện pháp tác động vào giáo viên, cán bộ các phòng ban là rất quan trọng, đóng vai trò hỗ trọ, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên.

Mục đích của biện phấp: Biện pháp này nhằm mục đích giúp sinh viên có những phương pháp học tập hiệu quả, thiết lập các mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên và các bộ phòng ban, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập.

Ý nghĩa của biện pháp: Biện pháp này nhằm mục đích giúp sinh viên có những phương pháp học tập hiệu quả, thiết lập các mối quan hệ giao tiếp giữa giáo viên với cán bộ phòng ban, cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong học tập.

Ý nghĩa của biện pháp: Nhóm biện pháp này có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa sinh viên với giáo viên và cán bộ các phòng ban, tạo ra các nguồn lực hỗ trọ, giúp đỡ sinh viên trong suốt quá trình học tập.

Cách thức thực hiện:

+ Với bậc học Đại học – Cao đẳng phương pháp học tập của sinh viên chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu, giáo viên chỉ là người tổ chức, dẫn dắt quá trình tự lĩnh hội của sinh viên. Chính vì thế, giáo viên cần quan tâm tới việc đổi mới các phương pháp dạy học theo hướng khơi gợi nhu cầu tìm tòi học tập của sinh viên, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học.

+ Tổ chức các buổi trao đổi với sinh viên về những phương pháp dạy – học hiệu quả: Phương pháp học nhóm, phương pháp tự học hiệu quả, … Sinh viên lắng nghe, trình bày những khó khăn hay những vấn đề mình còn gặp phải trong học tập như nội dung học tập quá nhiều, chưa kịp thích ứng với phương pháp học tập ở Đại học – Cao đẳng hay mối quan hệ giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên, cán bộ các phòng ban… Giáo viên, cán bộ các phòng ban lắng nghe ý kiến của sinh viên và có những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết nhằm giúp sinh viên giải quyết các khó khăn, thiết lập mối quan hệ gần gũi, gắn kết với sinh viên.

+ Ngoài ra, giáo viên và cán bộ các phòng ban cũng cần quan tâm tới việc trang bị cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập như : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng GQVĐ… thông qua các giờ học trên lớp hay các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể….

3.2.3. Nhóm biện pháp tác động vào nhà trường

Các biện pháp tác động vào nhà trường là các biện pháp phải được thực hiện một cách toàn diện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, các tổ bộ môn, tập thể lớp học theo một định hướng chung.

Mục đích của nhóm biện pháp: Biện pháp này có mục đích tạo môi trường, điều kiện học tập tốt cho hoạt động học tập của sinh viên, trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập

Ý nghĩa của nhóm biện pháp: Nhóm biện pháp này có ý nghĩa thực tiễn trong việc tạo ra môi trường với các điều kiện tốt phục vụ cho hoạt động học tập của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao nhận thức, rèn luyện các phương pháp học tập và kỹ năng cần thiết.

Cách thức thực hiện

+ Xây dựng môi trường với các điều kiện về cơ sở vật chất tốt để phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập. Nhà trường phối hợp với các đơn vị, các phòng ban phổ biến đầy đủ cho sinh viên về các nội quy, quy chế, các thông tin có liên quan đến hoạt động học tập để sinh viên năm thứ nhất không bỡ ngỡ.

+ Nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên… thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, qua đó giúp sinh viên hình thành và rèn luyện các kỹ năng: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, …

+ Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về phương pháp học tập hiệu quả ở Đại học – Cao đẳng, mở các lớp rèn luyện kỹ năng cho sinh viên như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp …

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong quá trình học tập Kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các bước, các thao tác trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên cần có những biện pháp phù hợp, cụ thể tác động trên cả ba bình diện: Nhận thức – thái độ – hành vi, kỹ năng và phải có sự kết hợp giữa cả ba lực lượng: Sinh viên – giáo viên, cán bộ phòng ban – nhà trường

Nâng cao nhận thức của sinh viên về kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập, xây dựng thái độ tích cực trong học tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và các kỹ năng cần thiết khác trong hoạt động học tập

Giúp sinh viên xác định được động cơ, nhiệm vụ học tập đúng đắn Tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện . Quá trình học tập tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập . Cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của sinh viên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các bước, các thao tác trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể.

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một hệ thống cấu trúc gồm sáu bước với những thao tác cụ thể. Hoạt động học tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người, qua đó giúp chủ thể phát triển và hoàn thiện nhân cách. Các vấn đề cơ bản mà sinh viên năm thứ nhất có thể gặp phải trong hoạt động học tập là những vấn đề liên quan tới nội dung học tập, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy, mối quan hệ giao tiếp và các điều kiện học tập khác.

Trong hoạt động học tập của sinh viên còn gặp nhiều vấn đề khác nhau. Trong năm nhóm vấn đề liên quan đến hoạt động học tập thì vấn đề mà sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên là nhóm vấn đề liên quan đến phương pháp học tập, tiếp theo là vấn đề liên quan đến nội dung học tập, điều kiện học tập khác, phương pháp giảng dạy của giáo viên, vấn đề về giao tiếp. Trong những vấn đề cụ thể sinh viên cần giải quyết trong hoạt động học tập thì ở mỗi một nhóm vấn đề sinh viên gặp phải những vấn đề khác nhau. Nổi bật ở nhóm vấn đề liên quan đến phương pháp học tập là vấn đề chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới. Nhóm vấn đề liên quan tới nội dung học tập thì vấn đề nổi trội là kiến thức đòi hỏi suy luận nhiều. Ở nhóm vấn đề liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên thì vấn đề thường xuyên gặp phải nhất là vấn đề chưa kịp thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trong nhóm vấn đề liên quan đến giao tiếp thì vấn đề sinh viên hay gặp là có ít thời gian trò chuyện với giáo viên và không dám trình bày thắc mắc với cán bộ các phòng ban. Còn ở nhóm vấn đề liên quan tới các điều kiện học tập khác thì vấn đề áp lực trong thì cử và khó khăn trong tìm tài liệu tham khảo được sinh viên đánh giá là thường xuyên gặp phải.

Thực trạng kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Trong đó mức độ nhận thức chung của sinh viên về kỹ năng GQVĐ ở mức

trung bình, mức độ giải quyết vấn đề trong các tình huống giả định cũng chỉ ở mức trung bình.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên, trong đó có ba nhóm yếu tố chính là nhóm yếu tố xuất phát từ phía bản thân sinh viên, từ phía giáo viên và cán bộ các phòng ban, từ phía nhà trường. Với yếu tố xuất phát từ phía sinh viên thì yếu tố liên quan đến phương pháp học tập là nổi trội nhất. Từ phía giáo viên và cán bộ các phòng ban thì sinh viên đánh giá yếu tố liên quan đến phương pháp giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng nhiều tới kỹ năng GQVĐ của sinh viên. Nhóm yếu tố từ phía nhà trường thì yếu tố nổi rõ lên nhất đó là nhà trường chưa quan tâm trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng GQVĐ cho sinh viên.

2. Kiến nghị

Đối với ban giám hiệu nhà trường

Sinh viên còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến phương giảng dạy vì vậy giáo viên cần chú trọng đến phương pháp giảng dạy, truyền đạt theo hướng kích thích hứng thú học tập của sinh viên, quan tâm tới việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập cho sinh viên. Giáo viên cũng cần hướng dẫn sinh viên các phương pháp học tập hiệu quả.

Trong giao tiếp sinh viên còn nhiều e ngại vì vậy giáo viên cũng nên điều chỉnh

Một phần của tài liệu ĐỒ án môn học NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm kỹ NĂNG GIẢI QUYẾT vấn đề của SINH VIÊN TRONG học tập (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w