6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm gạch của doanh nghiệp
a) Nhân tố vi mô
- Nguồn cung ứng và năng lực hoạt động của doanh nghiệp
Trên thị trường có rất nhiều nhà phân phối sản phẩm gạch. Cung ứng nhiều chủng loại, mẫu mã của nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nguồn cung ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong nước và quốc tế nên nó ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại
sản phẩm gạch. Vì thế nếu nguồn cung ứng đa dạng, kịp thời thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được đảm bảo, hiệu quả hơn. Nhà cung ứng là các nhà sản xuất, các đại lý, lợi ích của họ là kết quả và hiệu quả thương mại. Nếu lợi ích của nhà cung ứng được đảm bảo thì họ sẽ sẵn sàng cung cấp những gì mà thị trường có nhu cầu. Ngoài ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn dựa trên năng lực của mình như số vốn, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ công nhân viên để có những chiến lược kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực rất quan trọng và có vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực gạch cần nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, có tay nghề cao nhờ vào trình độ và kỹ năng của cán bộ, công nhân viên trong công ty. Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng rõ nhất tới quá trình kinh doanh, bao gồm: nguồn nhân lực đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, và các trình độ khác. Trình độ và kinh nghiệm của nhân viên càng cao thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả. Bên cạnh trình độ nhân lực thì quá trình sử dụng và phân bổ nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn. Ở các khâu khác nhau của quá trình kinh doanh thì nhân lực sử dụng cũng ở trình độ khác nhau và hợp lý để tránh lãng phí hay thiếu hụt nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Cần có các chính sách tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ hợp lý với nguồn nhân lực trẻ, tài năng nhằm mang lại lợi ích tối đa cho mình.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sẽ huy động vốn vay từ công ty mẹ, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Với nguồn vốn huy động được, công ty sẽ trang bị hệ thống máy móc hiện đại cũng như nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm và điều kiện vật chất cho nhân viên. Công ty đã và đang quản lý chặt chẽ các khoản thu chi trong quá trình hoạt động của mình, thực hiện kiểm toán thường xuyên, tránh tình trạng bị ứ đọng hay sử dụng lãng phí vốn. Đồng thời, tăng cường sự giám sát đối với các hoạt động giao nhận, thanh toán tiền hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tiết kiệm đối với mọi thành viên trong Công ty. Có những hình thức xử phạt nghiêm túc, đúng người, đúng tội đối với những hành vi gian lận, xâm phạm, chiếm dụng tài sản của Công ty. Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài phải biết quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
- Sản phẩm của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời, giá cả của các sản phẩm, phân tích nhu cầu, sở thích của thị trường về các sản phẩm đó và phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường, từ đó hoàn thiện sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với mục tiêu cung cấp sản phẩm gạch của công ty cho các công trình xây dựng trên thị trưởng đảm bảo bất kỳ khách hàng tư nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp cả về chất lượng, mẫu mã và đặc biệt với giá cả phù hợp.
- Giá của sản phẩm:
Giá là yếu tố cạnh tranh đầu tiên trên thị trường hiện nay của các doanh nghiệp cùng kinh doanh và hoạt động trong một lĩnh vực. Bài toán đặt ra là vừa phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, vừa phải đưa ra mức ra hợp lý và có tính cạnh tranh nhất. Các doanh nghiệp luôn có bảng giá đi kèm cho các sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra có những chính sách giá riêng cho các khách hàng thường xuyên, tiềm năng. Để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, ngoài chính sách giá linh hoạt còn có các chính sách khác như dịch vụ khách hàng, tìm kiếm và nghiên cứu các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Mở rộng thị trưởng, mở rộng khách hàng, tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý chuyên nghiệp nhằm phát triển hơn nữa doanh nghiệp.
- Chính sách thị trường: Phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường. Đây là những
chính sách quan trọng luôn được ưu tiên phát triển hàng đầu. Việc khẳng định được thương hiệu trên thị trường luôn tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Các doanh nghiệp có những chiến dịch, những chính sách nhằm khẳng định hơn nữa thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường như: thực hiện chiến lược PR, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là gửi thư mời đến từng khách hàng mục tiêu. Nhằm giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng, thường xuyên hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Đưa ra các chính sách marketing quảng bá rộng rãi các sản phẩm của mình nhằm phát triển và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư.
- Chính sách phân phối:
Chính sách phân phối luôn luôn chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh trở nên an toàn hơn, đồng thời tăng cường được khả năng liên kết giữa các khâu khác nhau của việc kinh doanh, làm cho quá trình lưu thông được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy muốn phát triển thương mại nói chung phát triển thương mại sản phẩm gạch cần phải đầu tư mạnh
hơn nữa trong khâu phân phối, để hệ thống phân phối của công ty diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả nhất, từ đó đem lại những nguồn lợi nhuận hết sức thiết thực và an toàn.
b) Nhân tố vĩ mô
- Nhân tố kinh tế
Lãi suất: Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng
tiền mà họ vay từ một người cho vay. Khi lãi suất được quy định ở mức phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng sẽ tận dụng nguồn vốn vay để ra tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh sản phẩm của mình. Phát triển thương mại sản phẩm cả về quy mô và chất lượng đều cần đến nguồn vốn lớn vì đây là một sản phẩm quan trọng trong xây dựng. Vì vậy, khi mức lãi suất ở mức ổn định sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thương ại của sản phẩm cả về bên cung và bên cầu.
Quy hoạch xây dựng:là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu
chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; việc có các quy hoạch xã hội sẽ có các công trình kỹ thuật – hạ tầng mới, khi đã có kế hoạch sử dụng đất quy hoạch thì chủ sở hữu không được xây dựng nhà ở mới mà chỉ được phép sửa chữa. Đối với những quy hoạch xây dựng để doanh nghiệp có một nguồn khách lớn thì cần có những chính sách và kế hoạch cụ thể để là một nhà cung cấp sản phẩm gạch cho đơn vị thuộc diện quy hoạch này.
Chiến lược chính phủ: Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển ngành công nghiệp
sản xuất VLXD đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất VLXD không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ để nâng cao cả về chất lượng cũng như hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Lạm phát: Lãm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xây dựng nhà của, khi
lạm phát tăng cao. Lãm phát sẽ làm giá NVL tăng, người mua sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhất. Khi thị trường xảy ra lãm phát nhu cầu xây dựng sẽ bị giảm xuống bởi chi phí tăng quá cao, các DNXD cũng như người dân sẽ hoãn lại các công trình xây dựng của mình. Như vậy, lãm phát sẽ ảnh hưởng đến cả người mua và người bán, người mua thì sẽ không kịp tiến độ xây dựng công trình, còn người bán thì sẽ không bán được nhiều hàng.
Quan hệ cung - cầu thị trường: Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều (cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Như vậy nếu nắm bắt được quan hệ
cung-cầu về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy hiện nay cầu về sản phẩm gạch ngày càng tăng cao, nguyên nhân do nhiều công trình được xây dựng phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Hơn nữa nhu cầu về nhu cầu về sử dụng các loại gạch ốp lát ngày càng tăng trong ngôi nhà hiện đại do thu nhập, thị hiếu ngày càng cao của con người.
- Nhân tố xã hội
Tình hình dân cư: Dân cư là yếu tố quan trọng giúp cho DN phát triển và tiêu thụ
sản phẩm của mình. Ở những khu vực dân cư càng đông thì lượng tiêu thụ sản phẩm gạch càng nhiều, do nhu cầu xây nhà ở, các công trình công cộng như: trường học, bệnh viện, để đáp ứng tối thiểu điều kiện sống của cộng đồng dân cư hiện đang ở khu vực đó, sau đó là tiến tới các công trình phục vụ bộ phận người dân từ khu vực khác đến sinh sống và làm việc tại đây.
Tình hình xã hội: Xã hội ngày càng phát triển thì như cầu về sản phẩm gạch càng
tăng cao cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã. Ngày nay các công trình xây dựng ngày càng được thiết kế một cách kỳ công, tráng lệ do đó nhu cầu về sử dụng các sản phẩm về gạch ngày càng tăng cao, nhất là mặt hàng gạch có thiết kế tinh xảo, tính thẩm mỹ cao. Các công trình xây dựng nhà ở cao tầng, chung cư cũng cần chú trọng đến sản phẩm gạch đặc biệt là độ bền, đẹp của công trình để thu hút khách hàng. Các công trình xây dựng tư nhân thì ngày càng nhiều, tính thẩm mỹ cũng được nâng cao hơn so với trước. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội công ty luôn phải nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm của mình để mang lại mức doanh thu tối đa cho doanh nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp: Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì nhu cầu sử dụng VLXD sẽ
giảm do người lao động không có việc làm thì nhu cầu trước mặt của họ sẽ là tìm kiếm cho mình một công việc trước hết, khi họ có một nguồn thu nhập ổn định rồi họ mới nghĩ đến chuyện sửa chữa, hay xây dựng nhà cho mình. Vì vậy, ở khu vực nào tỷ lệ thất nghiệp cao nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gạch càng thấp, nhất là các sản phẩm gạch chất lương.
CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM GẠCH CỦA CÔNG