6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Với sản phẩm truyền thống, gạch không nung dù có ghi nhận nhiều thành tựu đáng kểnhưng bị hạn chế sau:
+ Mặc dù gạch không nung đã có mặt trên thị trường hơn 30 năm, nhưng nó chỉ
chiếm có 10% thị phần gạch xây dựng của Việt Nam. Đây được xem là khó khăn chính đối với tăng trưởng thịtrường gạch không nung nói chung và của công ty nói riêng.
+ Tốc độtăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận không ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, giảm nhiều vào năm 2018 và năm 2019. Vì vậy cần phải tìm hiểu rõ từng nguyên nhân và cải thiện để phát triển hơn nữa.
+ Sản lượng tiêu thụ giảm vào các năm 2018 và 2019
+ Khối lượng tiêu thụ sản phẩm tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội và các thành phố lớn, thị trường ở các khu vực tỉnh lẻchưa được mở rộng.
+ Đặc thù ngành sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu là công nghệ sản xuất không cao dẫn đến việc nhà máy dễ dàng nhái mẫu mã sản phẩm khiến cho việc giá bán sản phẩm không tốt như mong muốn.
+ Sản xuất và kinh doanh gạch chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nội địa trong ngành.
- Nguyên nhân:
+ Gạch nung vẫn chiếm ưu thế. Người tiêu dùng gạch chủ yếu thiếu niềm tin vào sản phẩm cũng như thói quen sử dụng gạch nung của người tiêu dùng. Việc tiêu thụ sản phẩm tại thịtrường nhà dân vẫn còn hạn chế lớn do thói quen sử dụng gạch đất sét nung từ xa.
+ Tư cuối năm 2019, dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp tại Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế cả nước. Vì vậy, hoạt động phát riển thương mại sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu của Công ty Cổ phần Khang Minh Group cũng bịảnh hưởng. Cụ thể hoạt động bán hàng và cung cấp sản phẩm của Công ty đến các công trình, chủ thầu xây dựng bị chậm so với kế hoạch đề ra. Các hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn hàng cung cấp bị hạn chế do thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 do nhà nước ban hành.
+ Trên thịtrường hiện nay có nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cùng loại với công ty, không chỉ cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh
về giá bán. Điều này làm cho tính cạnh tranh trong ngành trở nên hết sức gay gắt và quyết liệt. Đểđứng vững trên thịtrường Công ty phải có những biện pháp toàn diện về kỹ thuật công nghệ trong sản xuất cũng như tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm đểđáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của thịtrường.
+ Do mẫu mã một số loại sản phẩm còn đơn điệu, chưa phù hợp với thị trường; nhận thức của nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về vật liệu xây không nung còn chưa đầy đủ, cần có yêu cầu đặc thù về kỹ thuật, quy trình thi công; nhiều đơn vịthi công chưa tuân thủ đúng đã gây ra các khuyết tật rạn nứt, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng sản phẩm, lòng tin của người sử dụng. Từđó sẽ làm mất đi một sốlượng khách hàng đáng kể.
3. CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG CỐT LIỆU
CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA