Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam (Khóa luận TN) (Trang 54 - 59)

đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam

Trải qua ba giai đoạn phát triển, pháp luật về hợp đồng nói chung cũng như pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đều có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, với yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới, pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định về giao dịch, nghĩa vụ và hợp đồng trong Bộ luật dân sự tuy được xây dựng để thay thế cho chế định hợp đồng kinh tế nhưng những khía cạnh thương mại còn rất mờ nhạt, có lẽ mới chỉ phù hợp cho các giao dịch tài sản trong hoạt động dân sự thuần túy, chứ chưa bao quát tất cả các loại giao dịch phát sinh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chưa phản ánh được đặc thù, những yêu cầu riêng mà giao dịch trong hoạt động lĩnh vực thương mại đặt ra. Nhiều quy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành vẫn thiếu tính đồng nhất với Bộ luật dân sự và còn thể hiện khá đậm nét dấu ấn của quản lý hành chính. Một số quy định cụ thể của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản khác vẫn còn nhiều bất cập, chưa bảo đảm hoàn toàn quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thế. Chẳng hạn như: Bộ luật dân sự vẫn quy định nhiều loại hợp đồng phải được công chứng, chứng thực mới có giá trị. Luật thương mại năm 2005 quy định mức phạt tối đa là 8% là không tôn trọng quyền thỏa thuận tự nguyện của các bên.

Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2005 còn chưa thể hiện tính hiện đại của chế định hợp đồng trong thế kỉ XXI, ví dụ như thiếu các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng qua mạng Internet, đấu thầu, đấu giá trong mua sắm công, hợp đồng công cộng…

Sự phát triển sôi động của kinh tế thị trường luôn đòi hỏi việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại sao cho linh hoạt, uyển chuyển, phù hợp với thực tiễn. Mức độ can thiệp của Nhà nước vào các quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ hợp đồng cũng phải được xác định ở mức độ nhất định sao cho vừa tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các chủ thể, vừa đảm bảo vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, nhất là bên yếu thế hơn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra yêu cầu hài hòa hóa hệ thống pháp luật của Việt nam với pháp luật của các nước và quốc tế, trong đó có pháp luật về hợp đồng. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cũng đang tác động rất sâu sắc tới phương thức giao kết, thực hiện hợp đồng mang tính truyền thống và tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng mang tính truyền thống và tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng nhằm giảm chi phí về thời gian cũng như tiền bạc cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng, nhất là bên yếu thế hơn. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra yêu cầu hài hòa hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam với pháp luật của các nước và quốc tế, trong đó có pháp luật về hợp đồng. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động rất sâu sắc tới phương thức giao kết, thực hiện hợp đồng mang tính truyền thống và tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng nhằm giảm chi phí về thời gian cũng như tiền bạc cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng. Xuất phát từ những yêu cầu đó mà dự án Luật sửa đổi, bổ sung của một số điều của Bộ luật dân sự năm 2005 (phần về sở hữu và hợp đồng) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kì Khóa XII.

Ngoài ra, chế định hợp đồng nên được hoàn thiện để trở thành công cụ đảm bảo cho quyền tự do hợp đồng của các tổ chức, cá nhân, chứ không nên chỉ đơn thuần là công cụ quản lý xã hội của Nhà nước. Nguyên tắc tự do hợp đồng là nguyên tắc chủ đạo cần xuyên suốt hệ thống pháp luật về hợp đồng. Vì thế, cần xác định là pháp luật chỉ can thiệp tới các quan hệ hợp đồng trong trường hợp bảo vệ trật tự công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba (ngoài

quan hệ hợp đồng), cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng.

Trên cơ sở lập luận này, trong khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện chế định hợp đồng trong hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại nói riêng cần tôn trọng và mở rộng hơn nữa quyền tự do hợp đồng. Quyền tự do hợp đồng phải được hiểu là thuộc tính quan trọng nhất của hợp đồng nói chung. Với chức năng của mình, pháp luật cần bảo đảm ở mức độ cao nhất quyền tự do hợp đồng của các chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Việc hạn chế quyền này chỉ nên được phép trong những trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ trật tự công cộng, quyền lợi của bên thứ ba và của bên yếu hơn trong quan hệ hợp đồng. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, cần phải giảm tối đa số lượng các quy phạm pháp luật mang tính cấm đoán hoặc mệnh lệnh đồng thời khuyến khích gia tăng các quy phạm mang tính tùy nghi để định hướng hành vi cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Cụ thể ví dụ như: bỏ quy định khống chế mức phạt vi phạm tối đa 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm trong Luật thương mại 2005, bỏ quy định về hình thức hợp đồng có thể là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu được pháp luật quy định.

Thứ hai, Bộ luật dân sự năm 2005 cần được bổ sung các quy định về giao

kết hợp đồng bằng những phương thức và theo các thủ tục đặc biệt như: đấu thầu, đấu giá, giao dịch điện tử, giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa… Ngoài ra, cũng cần bổ sung các quy định về hợp đồng công cộng, hợp đồng sơ bộ để phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra.

Thứ ba, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng cần phải bổ sung thêm các quy

định mang tính thương mại, thực hiện các hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những hợp đồng thuần túy thương mại nhưng chưa được quy định trong các văn bản pháp luật như: hợp đồng góp vốn kinh doanh… Ngoài ra, bên cạnh đó, cần bổ sung vào Bộ luật dân sự hành vi “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng (đây là khái niệm mới chỉ được lần đầu tiên quy định tại luật thương mại 2005), coi đó là căn cứ để bên bị vi phạm đơn phương hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng.

Thứ tư, việc xác định yếu tố lỗi và thiệt hại thực tế khi áp dụng chế tài bồi

thường thiệt hại cần phải được thiết lập cơ chế mới, theo đó nếu các bên kí kết hợp đồng đều là thương nhân thì nên quy định nguyên tắc lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm hoặc để các bên tự quyết định vấn đề này trong họp đồng. Đồng thời phải coi những thiệt hại phát sinh do mất uy tín kinh doanh, mất khách hàng là các thiệt hại thực tế và bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường.

Thứ năm, phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung thêm các quy định liên quan

đến hợp đồng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật giao thông thủy nội địa, Luật thương mại, Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật sở hữu trí tuệ… Điều này sẽ giúp đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về hợp đồng đồng thời quy định rõ nguyên tắc áp dụng phối hợp các văn bản pháp luật đó với Bộ luật dân sự trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong từng lĩnh vực kinh tế cụ thể.

KẾT LUẬN

Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là một trong những chế định pháp lí xuất hiện sớm nhất trong hệ thống pháp luật. Hợp đồng thương mại là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu kinh tế, kinh doanh, thương mại phong phú của con người và là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thương mại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu thời kì đổi mới, một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như PLHĐKT năm 1989, Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 và trong hai pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời và sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật thương mại năm 2005 có hiệu lực ngày 01/01/2006 thì vấn đề pháp lí hợp đồng trong lĩnh vực thương mại đã được xem xét một cách đầy đủ. Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật thương mại năm 2005 đã tạo một hành lang pháp lý quan trọng cho giao lưu thương mại, thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy

lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Các nhà lập pháp Việt Nam đã có sự tiếp thu, học hỏi những quy định pháp luật từ thực tiễn cũng như luật pháp của các nước trên thế giới, cân nhắc chúng cùng với hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam để đưa ra một văn bản có tính chất chuẩn mực pháp lí cao trong hệ thống pháp luật thương mại.

Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn 3 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đang trên đà hồi nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ kinh doanh thương mại thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Các tranh chấp về hợp đồng thương mại, nhất là hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài cũng ngày một tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại phải hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách triệt để, giúp bảo vệ những thương nhân, tổ chức và cá nhân Việt Nam khi họ tham gia vào các hoạt động thương mại.

Đó cũng chính là lí do khiến em thực sự mong muốn được lựa chọn thực hiện đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại

Việt Nam”. Hi vọng những tìm hiểu, phân tích và kiến nghị của em trong bản

khóa luận sẽ nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý của các thày cô, để em tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu cũng như vốn tri thức và hiểu biết của mình.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tại Việt Nam (Khóa luận TN) (Trang 54 - 59)