Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật chưa đầy đủ:

 Việc biên soạn, chỉnh sửa các bộ tiêu chuẩn về môi trường trong ngành dệt còn chưa kịp thời

 Các quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn về mơi trường cịn chung chung

 Chưa có chế tài cụ thể đối với một số doanh nghiệp có các tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội thấp; các doanh nghiệp hạ giá cục bộ ảnh hưởng chung đến việc xuất khẩu của ngành.

 Các quy định về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Hiệp hội dệt may còn chưa rõ ràng dẫn đến việc các Bộ, ban, ngành chưa hiểu đúng về Hiệp hội, chưa coi trọng vai trị của Hiệp hội trong việc cùng Chính phủ vượt qua các rào cản đối với hàng dệt may của Mỹ.

 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành trong việc đưa ra các quy định, các quyết định điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp dệt may trong các tình huống phát sinh như phân bổ hạn ngạch, giám sát hàng dệt may,...

 Chưa chủ động, tích cực đối phó với những rào cản thương mại đối với hàng dệt may mà thị trường Mỹ dựng lên. Ví dụ: việc hàng dệt may Việt Nam bị áp dụng chế độ hạn ngạch năm 2003 sau khi Việt Nam và Mỹ ký kết hiệp định thương mại song phương là có thể thấy trước được. Tuy nhiên, việc phân bổ hạn ngạch lại thiếu khoa học, hết sức chậm trễ, chưa có sự chuẩn bị trước.

 Việc hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội và sở hữu trí tuệ cịn chưa được quan tâm đúng mức

- Từ phía Hiệp hội dệt may

 Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội còn thiếu chặt chẽ, chưa phát huy được hết hiệu quả hoạt động:

thông tin về thị trường Mỹ - thị trường hàng dệt may lớn nhất và nhiều tiềm năng nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.  Bộ phận hỗ trợ luật pháp chưa nắm bắt các thông tin kịp thời để

hướng dẫn và trợ giúp cho các doanh nghiệp khởi kiện và kháng kiện trong các vụ kiện bán phá giá.

 Chưa khẳng định được vai trò định hướng của Hiệp hội trong việc điều hồ quy mơ sản xuất và xuất khẩu, giá cả sản phẩm dệt may để tránh các vụ kiện bán phá giá, điều tra về trợ cấp

 Các hoạt động của Hiệp hội mới chỉ tập trung trong nước, ít mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi khu vực và quốc tế nên chưa thể hiện được tầm quan trọng của Hiệp hội.

- Từ phía doanh nghiệp

 Hiểu biết về luật pháp Mỹ và khả năng thích ứng với mơi trường cạnh tranh quốc tế cịn ở mức thấp

 Hệ thống kế toán, hồ sơ lưu trữ cịn chưa khoa học; khó cung cấp thơng tin trong trường hợp bị kiện bán phá giá

 Chưa chú trọng đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội

 Tỷ lệ nội địa hố của sản phẩm xuất khẩu cịn thấp nên chưa được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

Tóm lại, chương 2 đã nghiên cứu sâu hơn về các rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may, ảnh hưởng của các rào cản này đến việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ, các biện pháp mà Chính phủ, Hiệp hội dệt may cũng như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản. Chương 2 cũng chỉ ra ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở đưa ra những giải pháp khắc phục ở chương 3.

C GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG

MỸ

Sau khi phân tích thực trạng nhập khẩu của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam, các rào cản của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam, rút ra các tồn tại, hạn chế của các biện pháp mà Chính phủ, Hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực thực hiện để vượt qua các rào cản ở chương 2, chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp để vượt qua các rào cản đối với hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ thông qua việc nghiên cứu chiến lược phát triển dệt may của Chính phủ Việt Nam đến năm 2015, tiềm năng thị trường tiêu thụ hàng dệt may của Mỹ cũng như những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi gia nhập WTO.

Cơ hội và thách thức của việc Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ khi là thành viên chính thức của WTO

Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)