Từ các kết quả mô phỏng trên, có thể thấy một số đặc điểm sau :
- Hình dáng của dòng điện, sức điện động đều giống như lý thuyết đã trình bày. Biên độ của các thông số điều khiển gồm tốc độ, dòng điện, mômen động cơ cũng bằng với các tín hiệu đặt.
- Tuy nhiên, độ nhấp nhô mômen còn khá lớn, tốc độ chưa ổn định mà vẫn còn dao động quanh giá trị cân bằng, đây chính là nhược điểm của các động cơ BLDC và hiện nay rất nhiều nhà khoa học đang tìm cách giải quyết.
4.2 Hình ảnh thực nghiệm
Khởi động động cơ BLDC, cấp nguồn cho mạch điều khiển động cơ. Tốc độ quay của động cơ phụ thuộc vào tín hiệu đặt trong mạch điều khiển, ta có thể thay đổi tốc độ động cơ qua núm vặn để điều khiển mức tín hiệu xung điều khiển tương ứng với tốc độ nhanh hay chậm của động cơ BLDC. Khi ta nhấn nút tạo tải, nghĩa là động cơ một chiều sẽ quay làm thay đổi tốc độ của động cơ BLDC, khi đó ta có thể kiểm tra và đo được các giá trị tốc độ; dòng điện và điện áp trên hệ thống, do tốc độ của động cơ BLDC bị thay đổi chậm lại vì nó phải kéo theo một động cơ một chiều.
Vì vậy mô hình thực nghiệm đã minh chứng được quá trình điều khiển sự làm việc của động cơ BLDC khi không có tải thì cũng kiểm tra được tốc độ và dòng điện; điện áp; mô men làm việc của động cơ. Hơn nữa khi có tải động cơ BLDC vẫn hoạt động tốt với giá trị dòng điện và mô men điều khiển luôn cân bằng và ổn định. Việc làm này cần phải có các máy đo lường số hiện đại để kiểm chứng. Ở đây chúng em đã đo được tốc độ của động cơ thông qua máy đo tốc độ (khi đưa đồng hồ đo tốc độ cầm tay- máy đo bức xạ điện tử; dí vào trục động cơ) thì thấy khi có tải và không tải tốc độ động cơ vẫn giữ được ổn định.
KẾT LUẬN
Sau một khoảng thời gian ngắn thực hiện đề tài tốt nghiệp, cùng với nỗ lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè cùng lớp, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Trong đề tài của mình em đã tìm hiểu và thực hiện được các yêu cầu sau:
- Tìm hiểu tổng quan về động cơ một chiều không chổi than.
- Đưa ra mô hình toán và phương pháp điều khiển động cơ một chiều không chổi than.
- Tìm hiểu về cấu trúc của vi điều khiển DSPIC 30F4011 và thực hiện điều khiển cho động cơ một chiều không chổi than.
- Tìm hiểu phương pháp xây dựng cấu trúc hệ truyền động điện và mô phỏng hệ truyền động động cơ một chiều không chổi than.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và cũng như trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài thực hiện còn nhiều sơ sót như: chỉ có thể điều khiển động cơ qua 2 trong 3 pha, nghĩa là điều khiển 2 pha còn 1 pha phải không đổi. Còn chế độ điều khiển cả 3 pha thì ta vẫn chưa xét đến được…..
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn trong lớp để em có thể thực hiện và hoàn thành đề tài được tốt hơn.
Một làn nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo ,hướng dẫn tận tình của TS. Trần Đức Chuyển , các thầy cô trong khoa, các bạn bè trong lớp đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nam Định,ngày ... tháng ... năm 2021
Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Quốc Khánh - Phạm Quốc Hải - Dương Văn Nghi (1999), Điều chỉnh tự động truyền động điện, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật.
[2]. GS.TSKH Thân Ngọc Hoàn – TH.S Mai Xuân Minh (2008), Mô phỏng động cơ một chiều không chổi than, Tạp chí khoa học và công nghệ Hàng Hải.
[3]. Nguyễn Phùng Quang (1996), Điều khiển động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha, Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật.
[4]. JianwenShao (2003), Direct Back EMF Detection Method for Sensorless Brushless DC (BLDC) Motor Drives, Virginia Tech University.
[5]. TRANG TÌM KIẾM TÀI LIỆU https://www.google.com.vn
[6]. Website http://www.dientuvietnam.net
[7]. Website http://www.webdien.com