Giai đoạn thứ ba từ 1949-1972

Một phần của tài liệu Hình ảnh nước nhật bản qua tiểu thuyết xứ tuyết của yasunari kawabata (Trang 25 - 29)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Giai đoạn thứ ba từ 1949-1972

Vào năm 1949, một tác phẩm danh tiếng khác của Yasunari Kawabata xuất

hiện, đó là cuốn tiểu thuyết “Ngàn Cánh Hạc” (Sembazuru = A Thousand Cranes),

sau đó là một loạt các bài viết của cuốn truyện “Vũ Nữ” (Maihime = Dancing Girl) trên nhật báo Asahi. Kế tiếp, tác giả lại tiếp tục hoàn thành tác phẩm “Tiếng Rền Của Núi” (Yama no Oto = Sound of the Mountain, 1952).

Nhân vật chính trong tác phẩm “Ngàn Cánh Hạc” là Mitani Kikuji, đã hành

động giống như nhân vật Shimamura trong cuốn tiểu thuyết “Xứ tuyết”. Nhờ vai trò của nhân vật Mitani, các người đàn bà trong cuộc đời của ông ta: bà Ota, con gái của

bà là Fumiko, cùng các người phụ nữ khác như cô Kurimoto và cô Inamura, từng người một đã bộc lộ ra các cá tính. Chủ đích của nhà văn là ca ngợi vẻ đẹp của Trà

Đạo, của các nghi thức uống trà và tác giả tiếc nuối lễ uống trà đã bị biến chất tới trình

độ tầm thường vì những toan tính vụn vặt. Trong lễ uống trà, mỗi đồ vật đều mang các

vẻ đặc biệt và trên hết là vẻ đẹp thuần chất của người con gái quấn chiếc khăn quàng có in hình “ngàn cánh hạc” tên là Inamura, dù chỉ xuất hiện ngắn hạn trong hai cảnh trí

và nói rất ít nhưng cô là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản. Cũng trong tác

phẩm “Ngàn Cánh Hạc”, loại đồ sứ dùng trong lễ uống trà và người nữ mời trà, cả hai đều đẹp không chỉ khi nhìn ngắm mà cả khi “tiếp xúc bằng tay”, “người đàn bà giống

như món đồ sứ và món đồ sứ giống như người đàn bà”.

Trong khi hai tác phẩm “Vũ Nữ Izu”“Xứ tuyết” biểu hiện thời trung

niên của tác giả thì tác phẩm “Tiếng Rền Của Núi” lại tượng trưng cho tuổi cao niên của nhà văn Kawabata. Khi viết ra tác phẩm này, nhà văn Kawabata chưa tới thời kỳ già nua nhưng chiến tranh đã làm cho tác giả già đi trước tuổi, giống như nhân vật

Shingo trong tác phẩm. Đây là cuốn tiểu thuyết đề cập tới “cõi chết” và những linh

viết “không một ngày nào mà tôi không nghĩ tới cõi chết”. Đối với nhân vật Shingo,

âm thanh của miền núi là tiếng vang báo hiệu những người thân của ông dần dần khuất

bóng khỏi thế gian, ông ta nhìn thấy tuổi già tiến tới từ từ, nhận ra những nét nơi bà vợ

mà cõi chết đang báo trước và ông già Shingo sẽ không bao giờ leo Núi Phú Sĩ nữa, dù

cho trước kia việc leo núi được thực hiện dễ dàng. Tác phẩm đề cập ngoài cõi chết, còn có hoàn cảnh chào đời. Người con trai của ông Shingo tên là Shuuichi có một người tình đã mang thai. Vợ của ông Shuuichi muốn người tình đó phá thai nhưng cô

gái này lại muốn có một đứa con dù rằng hai người đã chia ly và tác giả được biết có

một loại hạt sen dù để qua một ngàn năm, vẫn còn trồng được và nở được ra hoa. Cách

mô tả nhạy cảm đặc biệt của các nhân vật trong tác phẩm khiến cho các nhà phê bình

coi đây là sáng tác bậc nhất của Yasunari Kawabata. Tác phẩm đã phối hợp được các

gợi cảm thơ mộng, trữ tình trong thể văn cùng với cốt truyện hấp dẫn, éo le, mô tả một

thế giới nhỏ không thể quên được, bên trong một thế giới lớn hơn là nước Nhật Bản

thời hậu chiến.

Bản thân Kawabata cho rằng tác phẩm hay nhất của mình là “Danh thủ cờ vây” (1951), truyện ngắn này tương phản rõ rệt với những tác phẩm khác. Truyện kể

lại một ván cờ vây năm 1938, mà ông đã tường thuật cho báo Mainichi. Đó là ván cờ

cuối cùng của danh thủ cờ vây Shusai, ông này đã thua người thách đấu trẻ hơn mình, rồi qua đời một năm sau đó. Mặc dù truyện có vẻ đơn giản, chỉ là thuật lại một cuộc

đấu cờ lên đến đỉnh điểm, nhưng một số đọc giả cho rằng đó là ẩn dụ thất bại của đất

nước Nhật Bản trong chiến tranh thế giới, số khác lại coi là cuộc đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại.

Vào năm 1954, Yasunari Kawabata cho phổ biến dần dần trên nhật báo cuốn

tiểu thuyết “Cái Hồ” (Mizuumi = The Lake), đó cũng đồng thời là hình ảnh liên hệ tới

tình mẹ mà nhân vật chính trong tác phẩm là Gimpei thường nghĩ tới, bởi vì cha của

anh đã bị giết, xác ném xuống hồ và chính anh cũng đã từng ném các con chuột chết

xuống đó. Trong tác phẩm “Cái Hồ”, nhân vật Gimpei là một hình ảnh nam ưa hoạt động, tác phẩm này cũng chứa nhiều bạo lực hơn các cuốn tiểu thuyết khác, tác giả

cũng thường xuyên liên hệ hiện tại với quá khứ và các giấc mơ. Năm 1955, Yasunari

Kawabata hoàn thành một loạt các bài viết đăng trên nhật báo, với tên là “Người Tokyo” (Tookyoo no Hito = Tokyo People), sau đó các bài này đã tập hợp lại thành tác phẩm “Người Tokyo., Vào năm sau là sự ra đời của cuốn tiểu thuyết “Câu Chuyện của

một Thị Xã có Dòng Sông” (Kawa no aru Shitamachi no Hanashi = Story of a Town with a River).

Trong thập niên 1960, Yasunari Kawabata vẫn tiếp tục viết. Đến năm 1961, năm ông khởi đầu bằng một loạt bài đăng hai năm trên một tạp chí phụ nữ với nhan đề

“Đẹp Và Buồn” (Utsukushisa to Kanashimi to = Beauty and Sadness). Một tác

phẩm khác của Kawabata là cuốn tiểu thuyết “Cố Đô” (Koto = The Old Capital, 1961)

đăng trên nhật báo Asahi và được “Giải Thưởng Văn Hóa” (Bunka Kunshoo), một

phần thưởng cao quý nhất nước đồng thời tác phẩm “Người Đẹp Say Ngủ” khi xuất

bản thành sách, cũng đoạt “Giải Thưởng Văn Hóa Mainichi” (The Mainichi Cultural Prize). “Cố Đô” là một trong ba tác phẩm của Yasunari Kawabata được Ủy Ban Giải Thưởng Nobel dẫn chứng khi tặng giải. Nó có cốt truyện phức tạp liên quan tới một

cặp chị em song sinh, đã bị chia cách từ lúc mới chào đời nhưng các yếu tố khiến cho các nhà nghiên cứu xét giải thưởng Nobel phải quan tâm là do tác phẩm đã nói lên các vẻ đẹp của Thành Phố Kyoto và các truyền thống cổ, với những người phụ nữ Kyoto

còn giữ các vẻ duyên dáng, không bị nền văn hóa phương Tây làm biến chất. Cùng với

phần lớn du khách, Kawabata ước mong rằng lối sống cổ truyền Nhật Bản vẫn được

duy trì.

Truyện ngắn khác của Yasunari Kawabata viết ra vào các năm 1960-1964 là tác phẩm “Một Cánh Tay” (Kataude = One Arm) với việc cô gái lấy ra cánh tay của

mình và để lại anh trai. Và nhân vật nam này đã ngủ với cánh tay đó, đã ôm ấp nó bằng cánh tay của chính mìnhvà hôn nó... cánh tay đó có thể nói chuyện được, biểu lộ

lúc yêu và lúc ghét... Kỹ thuật mà tác giả dùng trong cuốn tiểu thuyết này thuộc loại

Siêu Thực (Surrealism), một cách thí nghiệm của Yasunari Kawabata để trở về giai đoạn đầu. Nhà phê bình Sasaki Kiichi đã so sánh tác phẩm “Một Cánh Tay” với các

bức họa của Marc Chagall, nhà danh họa chuyên vẽ các giấc mơ. Hai phương tiện

quen thuộc trong các văn phẩm của Yasunari Kawabata là các liên hệ ngẫu nhiên (random associations) và các giấc mơ (dreams), không những đã làm cho tác phẩm có

thêm chiều sâu thời gian mà còn làm tăng mức độ phức tạp của cấu trúc cuốn truyện,

khiến cho các điều quan sát trở thành hiện thực hơn, một cách bóng bẩy hơn.

Năm 1964, Yasunari Kawabata bắt đầu viết tác phẩm “Cây Bồ Công Anh”

(Tampopo = Dandelion) nhưng tới năm 1968 cuốn tiểu thuyết này vẫn chưa hoàn thành. Vào tháng 10 năm 1968, Kawabata được báo tin về Giải Thưởng Nobel văn

chương và ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận được giải thưởng cao quý này. Trong bài diễn văn nhận giải Nobel, ông trình bày một bài diễn văn ca ngợi nền Văn

Hóa Nhật Bản với nhiều hình ảnh đẹp như tuyết, trăng, hoa anh đào,… ca ngợi cái đẹp

của bốn mùa chuyển hóa và những vẻ đẹp đó được miêu tả trong mối quan hệ gắn bó

hòa hợp với con người.Giữ chức chủ tịch Hội Văn Bút Nhật Bản trong nhiều năm sau chiến tranh, Kawabata đã thúc đẩy việc dịch văn học Nhật sang tiếng Anh và các thứ

tiếng phương Tây khác. Từ nay, văn hào Yasunari Kawabata là nhà văn đoạt vinh dự

cao cả nhất của nước Nhật Bản và được bầu vào nhiều Viện văn chương của nhiều

quốc gia, lãnh văn bằng tiến sĩ danh dự của trường Đại Học Hawaii. Trong một số các

chuyến đi tới Hoa Kỳ, Đài Loan và Đại Hàn, văn hào Yasunari Kawabata được coi như một vị đại sứ văn hóa của nước Nhật Bản.

Một tác phẩm quan trọng khác của Kawabata là tác phẩm “Người Đẹp Say Ngủ” (Nemureru Bijo = The House of the Sleeping Beauty, 1969). Đây là cuốn tiểu

thuyết ngắn (novella) mà người phương Tây rất thích và họ coi đó là một hiện tượng lạ

của văn hoạc Nhật Bản. Cuốn truyện kể về cuộc đời của một ông già luôn đi tìm sự bất

tử, níu kéo tuổi thanh xuân, trong năm đêm trường nhân vật Eguchiđã nằm bên cạnh

những người con gái lặng câm đang ngủ say và khỏa thân tại một căn nhà bí mật. Thật là khó khi đánh giá các người con gái này bởi vì người đời thường có một ý niệm về

một người qua quần áo, nữ trang, lời nói, qua các đặc điểm khác như tính tình và quá trình cuộc đời. Tại căn nhà này, Eguchi chỉ phân biệt các “người đẹp say ngủ” bằng

các chi tiết, bằng cảm giác nằm trong trí nhớ mà thôi. Tuy nhiên, những cảm giác đó

lại được biểu lộ một cách rõ ràng và thật đẹp.

Vào tháng 11 năm 1970, sự tự sát của nhà văn Mishima Yukio – một người

bạn thân, rồi sự ra đi tiếp theo của nhà văn Shiga Naoya vào cuối năm 1971, đã gây nhiều đau đớn cho Kawabata. Ngày 16 tháng 4 năm 1972, Yasunari Kawabata rời nhà,

đi tới một căn nhà nhìn ra bờ biển Kamakura. Đây là nơi ông thường ngồi viết tay các bản thảo. Đêm hôm đó, văn hào Kawabata đã tự tử trong căn phòng đầy khí gas mà không cho ai biết lý do của việc tự tử, kết thúc cuộc đời văn nghiệp thành công của

mình. Cái chết của ông khiến cho mọi người bàng hoàng và khó hiểu vì chính ông đã từng phản đối những cái chết phi tự nhiên như vậy khi từng tuyên bố “Dù thế giới này có xa lạ bao nhiêu, thì tự sát cũng không dẫn đến giải thoát. Người tự sát dù có cao thượng bao nhiêu, anh ta vẫn còn lâu mới thông tuệ… không một người tự sát bất kì

nào khác có thể gợi lên trong tôi cả sự thấu hiểu lẫn thông cảm” [13; tr.240]. Tới nay,

cái chết của ông vẫn chưa có lời giải đáp và người ta cũng không tìm thấy một bức thư

từ biệt nào. Dù sao đi nữa thì Yasunari Kawabata vẫn là nhà văn độc đáo, luôn giữ gìn và khám phá các vẻ đẹp truyền thống Nhật Bản: phong cảnh của đất nước Nhật Bản,

vẻ đẹp của người phụ nữ Nhật và vẻ đẹp của các nghệ thuật khác trên xứ sở Phù Tang.

Một phần của tài liệu Hình ảnh nước nhật bản qua tiểu thuyết xứ tuyết của yasunari kawabata (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)