Kể chuyện vua quan triều Nguyến, Phạm Khắc Hoè, tr 121 18 Việt nam vong quốc thảm Phan Bội Châu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 30 - 32)

TIỂU KẾT

Từ sau hiệp định patonotre (6-6-1884), Pháp đã chính thức hợp pháp hoá quyền bảo hộ của mình đối với Đại Nam. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn, toàn bộ đất nước Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp, dù rằng tên gọi giữa miền này, miền nọ của đất nước ta có khác nhau đi chăng nữa. Từ nay chính quyền phong kiến đã trở thành chỗ dựa của thực dân và mất đi vai trò trong công cuộc giải phóng dân tộc.

Nếu xét trên văn bản giấy tờ, quyền lực của chính quyền quân chủ phong kiến sau hiệp định của chỉ giới hạn ở Trung Kỳ, đây là trung tâm của triều đình nhà Nguyễn. Pháp vẫn chủ trương duy trì triều đình phong kiến này, ở đây “ Vương quyền” vẫn được chúng tôn trọng trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên trên thực tế chính quyền quân chủ đã trở thành một chính quyền bù nhìn lệ thuộc, tay sai cho Pháp. Trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, luật pháp đều dưới sự điều khiển của thực dân. Chính quyền quân chủ ở An Nam bị tước hết quyền uy chính trị độc lập, vì thế toàn bộ những hoạch định chính sách phải theo sự chỉ đạo của Pháp. Chính quyền ấy cũng không được đưa ra những quyết định mình muốn, kể cả những quyết định vốn thuộn trong quyền uy. Đó là quyền về tấn phong, phế lập vua, bổ nhiệm hay bãi nhiễm quan lại… Và chính quyền ấy hoạt động theo cơ chế làm công ăn lương cho chính quyền thực dân. Nó là công cụ thống trị và quản lý có hiệu lực, và cũng là công cụ đàn áp phong trào yêu nước có hiệu quả dưới quyền thực dân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tính chất bù nhìn của Nam triều ở Trung kì (Trang 30 - 32)