Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ TSCĐ của Công ty ABC

Một phần của tài liệu KLTN THỰC TRẠNG CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại KHÁCH HÀNG CÔNG TY cổ PHẦN ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 43 - 93)

hợp đồng 8 Tìm hiểu về hệ thống CNTT có ảnh hường đến chu trình TSCĐ và XDCB Khấu hao do phần mềm tự động tính, thời gian khấu hao theo thời gian tăng trong phần mềm

Kế toán

TSCĐ KTT

2.2.1.6 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

Đây là bước thực hiện phân tích các biến động trên Bảng cân đối kế toán và các biến động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tiến hành phân tích các hệ số như: Hệ số thanh toán, hệ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh, hệ số khả năng sinh lời, hệ số nợ,…Qua đó KTV có được cái nhìn tổng quát về tình tài chính và hoạt động kinh doanh của đơn vị phục vụ cho quá trình kiểm toán. Giấy tờ làm việc: Mẫu A510 [Phụ lục số 11]

Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ TSCĐ của Công ty ABC TÀI SẢN 31/12/2019 Trước kiểm toán 31/12/2018 Sau kiểm toán Biến động VNĐ % II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1,014,449,868,42 0 99,792,000 1,014,350,076,42 0 1016464% 1. TSCĐ hữu hình 1,014,363,684,42 0 - 1,014,363,684,42 0 - - Nguyên giá 1,051,674,967,48 6 - 1,051,674,967,48 6 -

- Giá trị hao mòn lũy kế

(*) (37,311,283,066) - (37,311,283,066) -

3. TSCĐ vô hình 86,184,000 99,792,000 (13,608,000) -14%

- Nguyên giá 108,864,000 108,864,000 0 0%

- Giá trị hao mòn lũy kế

(*) (22,680,000) (9,072,000) (13,608,000) 150%

=> Nhìn chung khoản mục TSCĐ tăng 1016464% so với đầu năm, TSCĐ tăng

mạnh là do ngày 08/05/2019 dự án điện mặt trời được đưa vào vận hành thường mại nên các khoản chi phí đầu tư XDCB hoàn thành được kết chuyển tăng TSCĐ. KTV cần xem xét việc trích khấu hao TSCĐ có phù hợp quy định về khung khấu hao, khoản mục chi phí phân loại TSCĐ.

Là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động có doanh thu => rủi ro doanh thu có thể được ghi nhận không đúng niên độ kế toán.

Giá vốn tăng 100% do nguyên nhân trên . Tỷ lệ lãi gộp doanh thu > 57% => Rủi ro giá vốn có thể bị ghi nhận thấp hơn thực tế.

2.2.1.7 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp giúp KTV xác định được sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

Hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá HTKSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. Giấy tờ làm việc: Mẫu A610 [Phụ lục số 13]

Đối với Công ty Cổ phần ABC, KTV xác đinh không có rủi ro trọng yếu trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.

2.2.1.8 Xác định mức trọng yếu

Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên BCTC của Công ty Cổ phần ABC phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại Công ty và tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục đó.

Đối với Công ty Cổ phần ABC, KTV lựa chọn tiêu chí Lợi nhuận trước thuế là tiêu chí xác định mức trọng yếu. Vì là năm đầu tiên Công ty có doanh thu, lợi nhuận nên theo xét đoán của KTC thì lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu mà BGĐ và cổ đông quan tâm. Dựa trên kết quả tìm hiểu về Công ty khách hàng và kinh nghiệm kiểm toán mà trưởng nhóm đã đưa ra các tỷ lệ để ước tính mức trọng yếu và tính toán mức trọng yếu thể hiện trong Giấy tờ làm việc: Mẫu A710 [Phụ lục số 14]

2.2.1.9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán

- Sau khi thực hiện tất cả các công việc trên, KTV tiến hành tổng hợp lại vào giấy làm việc A910 “Tổng hợp kế hoạch kiểm toán” nhằm đưa ra tình hình chung của công ty khách hàng và dựa vào đó để các thành viên tham gia kiểm toán nắm bắt được nội dung công việc cần thực hiện.

Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán được thực hiện trong Giấy tờ làm việc: Mẫu A910 [Phụ lục số 15]

2.2.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH AVN đồi với khách hàng ABC

2.2.2.1 Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Trước khi thực hiện kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán AVN Việt Nam sẽ gửi cho khách hàng bản “ Kế hoạch kiểm toán” để khách hàng biết được thông tin và thời gian kiểm toán, nhân sự kiểm toán và các công việc cần chuẩn bị cho cuộc kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán AVN đã xây dựng chương trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ theo Giấy tờ làm việc: Mẫu D730.

2.2.2.2 Thủ tục chung

a) Xem xét tính nhất quán của nguyên tắc kế toán

Đầu tiên, KTV tiến hành kiểm tra các chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng với Thông tư 45/2013/TT-BTC và chuẩn mực kế toán liên quan.Từ đó đưa ra các kết luận về chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Sau đây là bảng mô tả chính sách kế toán áp dụng được trích từ (Giấy tờ làm việc Mẫu D740)

b) Lập bảng tổng hợp số liệu và so sánh với năm trước

Sau khi xem xét tính nhất quán thì KTV tiến hành lập bảng số liệu tổng hợp so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với

BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết... và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

2.2.2.3. Thực hiện thủ tục phân tích

- Sau khi phân tích thủ tục chung thì KTV so sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình, XDCD dở dang, BĐS đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn. Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan. (Giấy tờ làm việc: Mẫu D740 )

2.2.2.4. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

a) Kiểm tra tổng hợp tài sản cố định

- Sau khi thực hiện thủ tục chung và thủ tục phân tích KTV tiến hành tổng hợp và xác minh số liệu đối với từng loại TSCĐ tại đơn vị; kiểm tra tính chính xác, kiểm tra sự tăng giảm của TSCĐ. (Giấy tờ làm việc: Mẫu D720)

- Sau khi thu thập bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCT, KTV đọc lướt sổ cái kiểm tra tổng hợp đối ứng để phát hiện các nghiệp vụ bất thường ( về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). (Mẫu giấy làm việc: D 741A-1)

Kết luận: không có nghiệp vụ bất thường

- Tiếp theo, KTV tiến hành chọn mẫu kiểm tra các chứng từ gốc liên quan đến tài sản tăng trong năm 2019 cụ thể là đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm tài

sản cố định và sự phê duyệt của Ban giám đốc đơn vị. (Mẫu giấy làm việc: D741A-

b) Quan sát thực tế TSCĐ

KTV tiến hành tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu kế toán ( nếu có) đã được xử lý. Sau đó đánh giá tình trạng sử dụng của của từng TSCĐ. (Mẫu giấy làm việc: D742)

c) Kiểm tra chi tiết tính khấu hao TSCĐ

Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính chứ không phải chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc hai nhân tố là nguyên giá và thời gian trích khấu hao. Trong đó, nguyên giá là một nhân tố khách quan nên khi tiến hành kiểm toán chi phí khấu hao, vì vậy KTV của AVN sẽ tiến hành xem xét việc đánh giá, phân bổ khấu hao của đơn vị đã hợp lý chưa, đã đúng quy định chưa.

Bước đầu, KTV tiến hành thu thập bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu bảng tính khấu hao với số dư trên sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC. Đọc lướt các nghiệp vụ bất thường, tìm hiểu nguyên nhân. Kiểm tra tính hợp lý của bảng tính khấu hao. Ước tính khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của doanh nghiệp ABC. (Mẫu GLV D741B-1)

Sau đó KTV tiến hành xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Xét chênh lệch giữa các phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế và tính toán thuế hoàn lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. (Mẫu GLV

d) Xây dựng cơ bản dở dang

- KTV tiến thu thập bảng tổng hợp chi phí XDCB dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí. Đối chiểu số liệu với các tài liệu liên quan ( sổ cái sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC). Xem xét các khoản mục bất thường. Đọc các nghiệp vụ bất thường, tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng.

- Đối với công việc do nhà thầu thực hiện: KTV thực hiện kiểm tra chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc ( hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán hóa đơn,...)Kiểm tra tính tuân thủ về các quy định trong lĩnh vực XDCB của nhà nước ( nếu có).

- Đối với công trình DN tự xây dựng: Kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ cá chi phí liên quan.

- Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí XDCB: đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“ Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp. (Mẫu giấy làm việc: D743-2)

e) Kiểm tra việc phân loại và trình bày

KTV tiến hành kiểm việc phân loại và trình bày và thuyết minh các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư, cụ thể: (Mẫu giấy làm

việc D744)

- TSCĐ khấu hao hết vẫn đang sử dụng;

- TSCĐ cầm cố, thế chấp cho các khoản vay của công ty;

- TSCĐ không còn sử dụng được chờ thanh lý;

- TSCĐ không sử dụng;

Kiểm tra việc phân loại ngắn/dài hạn theo quy định TT200/2014/TT-BTC đối với các khoản chi phí XDCB dở dang.

2.2.3 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

Sau khi hoàn thành các bước thực hiện thử nghiệm, KTV sẽ tổng hợp lại toàn bộ giấy làm việc của các trợ lý kiểm toán và tiến hành kiểm tra lại một lượt, rồi sau đó sẽ gửi về cho ban soát xét tại trụ sở của công ty AVN để kiểm tra, rà soát lại một lần nữa. Nếu được Ban soát xét chấp nhận thông qua thì lúc này KTV sẽ tiến hành việc lập báo cáo, đưa tất cả giấy làm việc và bằng chứng kiểm toán thu thập được trong thời gian thực hiện kiểm toán

- Đồng thời KTV đưa ra ý kiến kiểm toán được thể hiện qua Giấy tờ làm việc: Mẫu B140 [Phụ lục số 17]

- KTV tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối để xem xét sự phù hợp của cá thông tin trên BCTC thông quan Giấy tờ làm việc: Mẫu B420 [phụ lục số

18].

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.1. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1.1. Đánh giá chung về công ty AVN Việt Nam

Phần lớn trong cơ cấu tài sản của đơn vị là khoản mục TSCĐ nên nó là một khoản mục quan trọng trong báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán TSCĐ là một quy trình quan trọng và có tính trọng yếu trong việc kiểm toán BCTC. Qua phân tích và tìm hiểu về quy trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán AVN Việt Nam đã rút ra được một số nhận xét như sau:

3.1.1.1. Ưu điểm

Về tổ chức quản lý công việc

AVN là một trong những tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có quy

mô lớn đã được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Hiện tại công ty đang nằm trong top 10 các công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Khách hàng đã từng được kiểm toán bởi AVN hoạt động trong hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế như: Ngân hàng – Thương mại – Xây dựng – Dịch vụ – Bưu chính Viễn thông – Công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Với uy tín nâng cao, công ty đang ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của Chi nhánh Đà Nẵng.

Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức gọn nhẹ nhưng khoa học và hiệu quả. Việc sắp xếp các phòng phụ trách nghiệp vụ cụ thể tạo sự chuyên môn hóa cho các nhân viên, mang lại hiệu quả cao cho công việc.

Khi tiến hành kiểm toán, luôn có sự phân công công việc rõ ràng, hợp lý và khoa học. Các khoản mục quan trọng luôn được kiểm toán bởi KTV chính. Các khoản mục có liên quan với nhau thường được kết hợp để kiểm toán nhằm tiết kiệm thời gian và công sức.

Dịch vụ, công việc chăm sóc khách hàng sau kiểm toán rất được công ty quan tâm, góp phần làm tăng uy tín và giá trị của công ty trong mắt khách hàng mới cũng như khách hàng cũ, tạo những lợi thế và giá trị tương lai cho công ty.

Về đội ngũ nhân viên

Công ty AVN Việt Nam hiện tại đã và đang đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn thuế, thẩm định giá... đặc biệt với đội ngũ cán bộ công nhân viên và cố vấn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tài chính - Kế toán, Tin học, Luật và Quản trị doanh nghiệp...

Các KTV cũng như trợ lý KTV AVN luôn không ngừng cập nhật những thông tin, kiến thức chuyên môn cần thiết. Đó là những trợ lý KTV trẻ, với tinh thần luôn học hỏi, năng động, tinh thần làm việc hăng say đã tạo nên một tập thể đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Công ty đã và đang có chiến lược nhằm thu hút nhân viên trẻ từ các trường đại học cũng như vận dụng các kỹ thuật kiểm toán tiên tiến để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán.

Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo để nâng cao thêm trình độ cho cán bộ nhân viên với việc cử nhân viên đi tham dự các chương trình đào tạo có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý do Bộ tài chính, các tổ chức quốc tế tổ chức. Vì vậy nhân viên trong công ty luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất cả về kế toán, kiểm toán và tài chính. Thích nghi kịp thời với các chế độ do Nhà nước và Quốc tế quy định.

Việc cập nhật các văn bản pháp luật cũng rất được BGĐ công ty coi trọng, nhờ đó mà các KTV, các trợ lý KTV của AVN Việt Nam luôn nắm bắt kịp thời các chính sách của nhà nước để phục vụ cho công tác kiểm toán và tư vấn thuế, kế toán ngày càng đạt chất lượng cao hơn.

Về môi trường làm việc

AVN luôn tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và thoải mái, mang phong cách quốc tế, tuyên dương và khen thưởng cá nhân, tập thể xuất

Một phần của tài liệu KLTN THỰC TRẠNG CÔNG tác KIỂM TOÁN KHOẢN mục tài sản cố ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại KHÁCH HÀNG CÔNG TY cổ PHẦN ABC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AVN VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 43 - 93)