Tiếp đến, về chuẩn mực: ”Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa”:

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN NHÓM TMU sinh viên trường đại học thương mại học tập và làm việc theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 37)

Những hoạt

động tình nguyện, cứu giúp người khó khăn, hiến máu cứu người là những hoạt động đáng quý của sinh viên Thương mại. Nhưng bên cạnh đó cũng có những sinh viên thờ ơvới những cảnh khó khăn của người khác, chỉ ích kỉ đạt lợi ích cho bản thân, không có sự

quan tâm đến những người xung quanh. Đây là một thực trạng đáng lên án của một bộ phận sinh viên

CN.Cuối cùng ở chuẩn mực“ Tinh thần quốc tế trong sáng”: Trái lại với chuẩn mực đạo

đức

này của chủ tịch Hồ Chí Minh, có một số sinh viên vẫn còn phân biệt vùng miền, quốc gia, có thái độ và cách hành xử còn không đúng đắn, không biết thương yêu giúp đỡ các bạn sinh viên khác

2. Giải pháp

CO. Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,

trọng đạo lý,

việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Để khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức lối sống của sinh viên trường Đại học Thương Mại cần có những giải pháp như:

CP. Thứ nhất, để phát huy tư tưởng “ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư” của

Bác Hồ,

sinh viên cần phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình: học tập và làm việc phải có chất lượng, hiệu quả; không xa hoa, lãng phí; không phô trương hình thức. Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện

của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi. "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang". Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù?.

CQ. Thứ hai, để phát huy được tư tưởng đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”

các bạn

sinh viên cần tích cực tham gia các chương trình tổ chức giáo dục truyền thống do nhà trường tổ chức cho sinh viên đa dạng, phù hợp với tâm lý tuổi trẻ như: sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, đêm thơ, các buổi tọa đàm, gặp mặt giữa các thế hệ... vào các dịp lễ lớn của dân tộc, ngày truyền thống học sinh sinh viên, ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như các hoạt động hướng về cội nguồn khác. Việc này nhằm gắn kết cộng đồng sinh viên , giúp sinh viên có nhận thức hơn về các hoạt động đoàn thể, nâng cao tinh thần yêu nước, hướng về cội nguồn, gắn kết giữa bản thân sinh viên với cả một cộng đồng, dân tộc. Bên cạnh đó, sinh viên cần tham gia các hoạt đồng tình nguyện như: tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá, kêu gọi hiến máu,...do các tổ chức từ thiện hoặc bên Đoàn tổ chức. Từ đó giúp sinh viên hình thành ý thức cống hiến phục vụ cho nhà nước, cho nhân dân.

CR. Thứ ba, sinh viên cần tích cực tham các hoạt động xã hội từ thiện. Hoạt

động từ thiện

xã hội của sinh viên có thể là việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, những người tàn tật khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa. Hoặc là tham gia Hiến máu để giúp nhiều bệnh nhân có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Những hành động này của sinh viên đã thể hiện được tư tưởng “ thương yêu con người, sống có tình có nghĩa”, rèn luyện được truyền thống cách mạng, lòng nhân ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ý thức chung sống trong cộng đồng của người sinh viên

CS. Cuối cùng, sinh viên trường Đại học Thương Mại cần chủ động nâng cao khả năng

đối

ngoại, hợp tác với các nước bạn. Xóa bỏ những mâu thuẫn, những mặc cảm thay vào đó là sự tích cực giao lưu, kết bạn; xây dựng tình hữu nghị với các nước. Đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại chiến tranh, nghèo đói, bất công của nhân loại. Qua đó, góp phần xây dựng “ tinh thần quốc tế trong sáng” trong mỗi sinh viên.

CT. Bên cạnh những hoạt động, giải pháp trên thì điều quan trọng nhất chính là ý thức học

hỏi, noi theo tư tưởng Hồ Chí Minh của chính những bạn sinh viên. Điều sinh viên cầnlàm đầu tiên theo bác là yêu nước , yêu tổ quốc mới có thể yêu được mọi người xung quanh mình , yêu đến những điều và hành động nhỏ nhất .

C. Kết luận

CU. Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất và là một trong những con

người

đẹp nhất của thời đại chúng ta. Suốt cả cuộc đời Người đã sống theo lối sống giản dị và khiêm nhường, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Trong tình hình hiện nay để phong trào "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của sinh viên đại học Thương Mại có hiệu quả đòi hòi phải có sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là sự giáo dục và việc tự giác rèn luyện tu dưỡng của các sinh viên ... Với tư cách là những chủ nhân tương lai nước nhà, thế hệ trẻ nói chung và sinh viên đại học Thương Mại nói riêng sẽ luôn phấn đấu cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập chăm chi để trở thành người có ích cho xã hội, cống hiến hết mình cho nước nhà thêm văn minh, tươi đẹp, đưa những hình ảnh tươi sáng nhất, đẹp đẽ nhất của chủ tịch Hồ và công dân Việt Nam vươn tầm thế giới và xa hơn thế nữa.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN NHÓM TMU sinh viên trường đại học thương mại học tập và làm việc theo tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 37)