Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại năm từ năm 2017 đến năm 2020 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Trại có quy mô nuôi là 2400 con lợn thịt. Vì là trại gia công cho công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam nên cơ cấu đàn lợn của trại không có sự thay đổi qua các năm.
Bảng 4.1. Số lượng lợn nuôi tại trại qua 4 năm 2017 – 2020. STT
1 2 3 4
Trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020 diễn biến dịch bệnh khó lường nhưng do trại thực hiện tốt quy trình phòng chống dịch bệnh nên vẫn đảm bảo cơ cấu đàn lợn là 2400 con. Từ những kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định.
Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.
4.2. Kết quả của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt
Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng cán bộ kỹ thuật trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi
trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn trại chăn nuôi lợn thịt do công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam đề ra, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, có thể chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi nhằm tạo ra môi trường phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, sắp xếp hợp lí từng ô chuồng, có thể chứa được tối đa 80kg thức ăn.
Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý
TT 1 2 3 4 5
Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy, kết quả thực hiện khối lượng công việc chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt cao. Qua thời gian làm việc trực tiếp tại chuồng lợn thịt em đã rút ra được một số hiểu biết về quy trình chăm
sóc đàn lợn.
Đối với công việc vệ sinh máng ăn: Lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi công nghiệp do đó hệ thống máng ăn là hoàn toàn tự động. Tuy nhiên việc vệ sinh máng ăn cho lợn là rất quan trọng, tránh lợn ăn phải thức ăn mốc, không đảm bảo chất lượng. Em đã thực hiện được 151 trên tổng số 151 lần khối lượng công việc, đạt 100% khối lượng công việc.
Công việc kiểm tra vòi nước uống và cho lợn ăn hàng ngày em thực hiện được tổng là 302 lần trong tổng số 302 lần khối lượng công việc. Hệ thống vòi uống được thực hiện kiểm tra hằng ngày, mặc dù là hệ thống vòi uống tự động. Việc kiểm tra vòi nước uống của lợn là để xem các núm uống có hoạt động bình thường không, màu sắc của nước trong hay đục, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả. Vì vậy, mỗi khi cho lợn ăn em thường kiểm tra vòi nước uống và kết quả thực hiện là 302 lần, đạt 100%.
Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.
Sáng sớm em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại, sau đó tách lợn bệnh điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có. Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng. Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và nó giúp phân biệt lợn khỏe, lợn ốm, lợn bệnh để điều trị. Em đã tham gia thực hiện công việc cách ly lợn ốm là 36 lần, đạt 100%.
Kết quả việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều
44
ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, số lợn bị chết và tổng hợp tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng Tháng 6 7 8 9 10
(Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn phải so với tổng đàn khi nhập vào chuồng, so sánh nửa chừng này không thể hiện được quá trình, vì ở Phương pháp đã nói có điều tra, thu thập số liệu, nên phải có kế thừa số liệu khi bắt đầu nuôi)
Qua số liệu thu thập được cho thấy: Qua 5 tháng, tỷ lệ sống của đàn đạt là 98,20%, như vậy là đạt yêu cầu với quy định của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam (công ty cho phép tỷ lệ chết là 2%).
Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng nuôi có sự khác nhau, tỷ lệ nuôi sống tăng dần theo tháng nuôi. Tháng 6 có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất 99%. Tháng nuôi 9 có tỷ lệ nuôi sống cao nhất 100%.
Vì em đi thực tập từ ngày 24 tháng 07, em đã thu thập được số liệu đàn lợn nuôi sống tháng 6 và tháng 7 được trình bày ở bảng 4.3.
Qua em tìm hiểu thấy tỷ lệ nuôi sống thấp nhất ở tháng 6 và tháng 7 là do: Lợn mệt, stress trong quá trình vận chuyển. Lợn con vừa tách mẹ phải tập làm quen với một môi trường sống mới, thức ăn mới nên sức đề kháng kém lợn dễ mắc các bệnh đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp.
Tính chung ta thấy tỷ lệ lợn nuôi sống qua các tháng là cao, trung bình là 99,83%.
4.3. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCR)
Trong chăn nuôi lợn, chi phí thức ăn chiếm tới 70 – 80% giá thành sản phẩm. Vì vậy, mức tiêu tốn thức ăn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi, nhất là trong chăn nuôi lợn thịt. Do đó, lợn nuôi thịt có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Kết quả theo dõi về hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở đàn lợn thịt ở trại được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn Giai đoạn (ngày tuổi) 21 - 49 50 - 77 78 - 105 106 - 140 141 - 168
Tại sao không có số liệu từ khi bắt đầu nuôi (tháng 7) đến khi kết thúc?, số liệu dở dang này không thể hiện được nội dung của Bảng ở Phương pháp đã nói có điều tra, thu thập số liệu, nên phải có kế thừa số liệu khi bắt đầu nuôi)
(Bảng này phải tính Tiêu tốn thức ăn cộng dồn thì mới có ý nghĩa) Vì em đi thực tập từ ngày 24 tháng 07, em đã thu thập được số liệu đàn lợn tại trại các giai đoạn trước được trình bày ở bảng 4.4.
Qua bảng 4.4 ta thấy giai đoạn lợn con sử dụng ít thức ăn, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) nhỏ, khi ngày tuổi của lợn càng cao, trọng lượng càng lớn thì tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) càng cao, điều đó là phù hợp với quy luật
sinh trưởng của lợn. Như vậy, với ưu điểm là tổ hợp lai bao gồm nhiều giống lợn ngoại cao sản, vì vậy có khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn khá tốt.
Chỉ số FCR thấp (<2) ở giai đoạn dưới 77 ngày tuổi, điều này chứng tỏ sinh trưởng của lợn ở giai đoạn này rất mạnh và tiêu tốn thức ăn ít.
Ở giai đoạn sau 77 ngày tuổi, do lợn tốn nhiều năng lượng cho việc duy trì thể trạng và hoạt động của cơ thể lên chỉ số FCR cao hơn giai đoạn trước. Một phần do đặc trưng tiêu hóa phân tầng của lợn, do đó lượng thức ăn lợn ăn vào không được tiêu hóa triệt để nên gây ra tốn kém thức ăn cho lợn.
4.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại
4.4.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại
Trong chăn nuôi, để phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả, thì việc áp dụng đồng thời quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng trại và phòng bệnh bằng vắc xin là một việc cần thiết và đem lại hiệu quả chăn nuôi.
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: Vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại….
Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng apa clean định kỳ, pha với tỷ lệ 1/300 phun trưa và chiều tối, chiều tối pha thêm thuốc trị côn trùng cyper killer (thành phần cypermethrin) tỷ lệ 500g/20 lít nước. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.5.
47
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi Công việc
Pha thuốc khử trùng Phun sát trùng
Vệ sinh kho chứa thức ăn Quét hành lang chuồng
Công tác phun sát trùng rất quan trọng làm giảm bệnh tật cho lợn. Trại quy định phun sát trùng hàng ngày, em đã thực hiện được 136 lần trên 176 số lần cần thực hiện đạt tỷ lệ 77,27%.
Công tác vệ sinh kho thức ăn sạch sẽ, sẽ không làm cho thức ăn bị rơi vãi hoặc chuột gặm rơi ra ngoài bị mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của những bao thức ăn khác, em đã thực hiện 18 lần so với số lần cần thực hiện là 22 lần, đạt tỷ lệ 81,81%.
Quét hành lang chuồng làm cho rêu không mọc lên, đường đi sạch sẽ, ít bụi em đã thực hiện 34 lần so với 44 lần cần thực hiện, tỷ lệ là 77,27%.
4.4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng vắc xin:?????
Từ lịch tiêm phòng vắc xin trên bảng 3.4, em đã được tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại
Tiêm phòng vắc xin
Tai xanh
Còi xương + Suyễn Dịch tả
Lở mồm long móng (lần 1) Giả dại
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm các loại vắc xin như lở mồm long móng và giả dại. Trong quá trình tiêm có 1 số trường hợp lợn bị sốc vắc xin nhẹ, nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời nên lợn đều ổn định, đạt 100% tỉ lệ sống.
Qua việc tiêm phòng cho vật nuôi em cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như tự tin hơn, vững tay nghề hơn.
Vì em đi thực tập từ ngày 24 tháng 07, qua thu thập số liệu đàn lợn tại trại em được biết trước đã được tiêm phòng vắc xin như tai xanh, còi xương + suyễn và dịch tả. Đạt tỉ lệ sống 100%.
4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại
4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã kết hợp cùng với kỹ sư và quản lý trại theo dõi tình trạng của đàn lợn đồng thời đưa ra chẩn đoán và lập phác đồ điều trị cho số lợn có dấu hiệu mắc bệnh tại trại. Từ đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn thịt. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.
49
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán một số bệnh xảy ra trên đàn lợn thịt tại trại
Tên
Triệu chứng bệnh
- Lợn ít ăn hoặc bỏ ăn
Hội - Gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn
chứng nheo nhợt nhạt
tiêu - Đuôi dính đầy phân
chảy - Khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn
cong, bụng thóp lại
- Thể trạng đờ đẫn, ít vận động - Triệu chứng rõ nhất là lợn bì què
Bệnh - Đi khập khiễng
- Khớp chân sưng viêm
- Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp khớp
có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng.
Hội - Ho nhiều
chứng - Ho khan, kéo dài trong nhiều tuần
hô hấp - Nặng lợn sẽ sốt cao, bỏ ăn, rất khó thở
Vì em đi thực tập từ ngày 24 tháng 07, tại thời điểm em được bàn giao chăm sóc, quản lý và điều trị bệnh cho đàn lợn thịt là 591 con lợn.
Qua bảng 4.7 cho thấy: Đàn lợn thịt nuôi tại trại đều mắc một số bệnh hay gặp trên lợn, với hội chứng tiêu chảy phát hiện thấy 166 con có triệu chứng trong tổng số 591 theo dõi con chiếm 28,09% và hội chứng hô hấp phát hiện thấy 129 con có triệu chứng trong tổng số 591 con theo dõi chiếm 21,83%. Bệnh viêm khớp có 18 con có triệu chứng trong tổng số 591 con theo dõi chiếm 3,05%
50
lợn thường bị viêm sưng khớp gối có thể bị què, còi cọc chậm lớn. Nếu nặng hơn có thể chết. Do trại thực hiện tốt công tác vệ sinh sát trùng trại nên phát hiện con có triệu chứng thấp.
Lợn mắc hội chứng tiêu chảy là 166 con chiếm 28,09%, lợn con bị tiêu chảy có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, có thể do thức ăn bị hỏng, do ký sinh trùng hoặc do quản lý của con người không tốt. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng. Thậm chí có thể gây chết cho lợn con.
Hội chứng hô hấp ở lợn phát hiện 129 con mắc trong tổng số 591 con theo dõi chiếm 21,83%.
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập
Trên cơ sở chẩn đoán bệnh cho đàn lợn thịt, dưới sự chỉ đạo và cố vấn kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật trại, em đã điều trị cho đàn lợn bị viêm phổi, tiêu chảy và viêm khớp kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt STT Tên bệnh Hội chứng 1 tiêu chảy Bệnh viêm 2 khớp 3 Hội chứng hô hấp
(Xem lại số liệu ở cột trên, có sự mâu thuẫn với số liệu ở Bảng 4.3) - Về hội chứng tiêu chảy:
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng đã phát hiện có 166 con mắc hội chứng tiêu chảy và tiến hành cách ly và điều trị.
Sử dụng phác đồ điều trị dùng thuốc norflox 100 liều lượng 1ml/10kg TT/ngày, tiêm liên tục 3 ngày phối hợp với thuốc trợ lực điện giải điều trị cho 166 con mắc bệnh, có 162 con khỏi bệnh. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 97,59%.