Nguyên lý làm việc của một turbine gió

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tế tìm HIỂU NHÀ máy điện GIÓ PHƯƠNG MAI (Trang 30 - 31)

Các turbine gió sẽ hoạt động, chuyển năng lượng của gió thành năng lượng cơ học và phát ra điện. Turbine gió được đặt trên trụ cao để đón năng lượng gió giúp tốc độ quay nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.

 Khi có gió, chuyển động sẽ tác động lực, đẩy cho cánh quạt quay và dọc theo trục của turbine. Đó là phần lực cơ học mà cánh quạt tạo ra.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ

 Từ đó, các bộ phận chuyển động khác của động cơ máy phát điện sẽ quay khi kết nối với trục của turbine. Đây chính là cơ chế tạo ra năng lượng tái tạo. Nguồn điện từ năng lượng gió này nhằm phục vụ cho con người để sử dụng cho các thiết bị trong đời sống sinh hoạt.

Ưu điểm:

 Cho phép phát triển các hệ thống động cơ turbine điện gió phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng, điều kiện địa hình, môi trường…

 Tạo ra nguồn năng lượng tái tạo có lợi nhuận cao hơn. Hiệu quả kinh tế cao.  Năng lượng gió bảo vệ môi trường luôn xanh. Giảm khí thải nhà kính và

không gây tình trạng nhiễu xạ điện từ trường.

 Có khả năng lắp đặt và ứng dụng ngay cả trong các vùng địa hình phức tạp, hiểm trở như: các khu vực đồi núi, biển, hải đảo có diện tích nhỏ, nhà dân…

Nhược điểm và hạn chế:

 Gió là nguồn năng lượng không liên tục như năng lượng mặt trời vì vậy không phù hợp cho việc lưu trữ điện bằng pin hay ắc quy.

 Chi phí lắp đặt và bảo trì khá tốn kém.

 Đặt xa khu dân cư vì các cánh quạt tạo nên tiếng ồn, lâu ngày sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đời sống.

 Khó có thể làm cho turbine gió có tính thẩm mỹ cao.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tế tìm HIỂU NHÀ máy điện GIÓ PHƯƠNG MAI (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)