Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo (tiếp)

Một phần của tài liệu BÁO cáo sản xuất lúa gạo việt nam và đóng góp cho cam kết quốc gia tự quyết định (NDC) (Trang 26 - 28)

III. GIẢI PHÁP ƯU TIÊN

b) Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo (tiếp)

iii) Tín dụng nông nghiệp

Trong chính sách tín dụng nông nghiệp, chương trình tín dụng đặc thù góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo cần được hoàn thiện theo hướng thúc đẩy tích tụ đất đai, phát triển chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu có thương hiệu và kết hợp chặt chẽ giữa chương trình cho vay và bảo hiểm theo chuỗi giá trị lúa gạo.

iv) Bảo hiểm nông nghiệp

Hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, đối với cây lúa mở rộng chính sách hỗ trợ bảo hiểm cho các địa bàn sản xuất lúa tập trung, phát triển loại hình sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số năng suất có ứng dụng công nghệ viễn thám giúp giảm thiểu chi phí, thời gian và tăng tính minh bạch, chính xác.

b) Một số cơ chế, chính sách chủ yếu liên quan đến ngành lúa gạo (tiếp)

vi) Phát triển hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt

Hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt là điểm khởi đầu cho ngành lúa gạo phát triển bền vững và hiệu quả và là cốt lõi để hình thành vùng nguyên liệu đáp ứng

các tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy cần thiết có các

chính sách hỗ trợ, khuyến khích áp ứng dụng hệ thống các quy trình thực hành sản xuất tốt, thích ứng biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt.

vii) Xuất khẩu gạo

Thực hiện hiệu quả Nghị định số 107/2018/NĐ-CP

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Thương hiệu gạo Việt Nam và Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu BÁO cáo sản xuất lúa gạo việt nam và đóng góp cho cam kết quốc gia tự quyết định (NDC) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)