Các biện pháp công nghệ

Một phần của tài liệu NGIÊN cứu THỰC TRẠNG điều KIỆN LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH MTV dệt 19 5 (Trang 26 - 29)

V. Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty TNHH MTV Dệt 19.5

2. Các biện pháp công nghệ

a. Giảm thiểu bụi, hơi khí độc

- Cơ khí hóa quá trình sản xuất tại các khu vực cuốn sợi, đánh sợi, giúp công nhân giảm thiểu tiếp xúc với bụi, hạn chế sự lan tỏa của bụi trong không khí, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Để làm được điều này thì công ty cần phải bố trí khu vực này trong hệ thống kín gió, hoặc cách ly và bố trí các bộ phận thải nhiều bụi ở cuối hướng gió

- Thường xuyên tổng vệ sinh khu vực làm việc, đặc biệt các khu vực nhiều bụi để giảm hàm lượng bụi trong toàn bộ nhà máy

- Trang bị cho các công nhân làm việc ở nơi thải ra nhiều bụi, khí động những thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân như quần áo bảo hộ, mũ, kính, khẩu trang chuyên dụng,...

- Thường xuyên kiểm tra lượng bụi, khí thải thoát ra hàng tuần trong quá trình làm việc để tiến hành sửa chữa, nâng cấp máy móc nếu thấy quá mức cho phép

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân làm việc tiếp xúc nhiều với bụi, hơi độc, đồng thời cần thay đổi sắp xếp công nhân phù hợp, tuyệt đối không để người sức khỏe yếu, mắc các bệnh về gan, thận, tim, thần kinh,... vào nơi có nhiều bụi, hơi khí độc

- Bố trí máy hút bụi, thông gió, hệ thống làm mát, thu gom phế liệu 2 lần trong ngày sau mỗi ca làm. Bổ sung, thay thế các loại máy móc, thiết bị hiện đại để hạn chế cơ bản bụi, nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn từ máy móc cũ

- Với nơi có nhiều khí thải và bụi thì việc trồng cây xanh có rất nhiều tác dụng trong việc vệ sinh, lọc bụi cũng như khí thải trong môi trường sản xuất. Đồng thời trồng cây xanh sẽ tạo thẩm mỹ cho nơi làm việc cũng như tạo sự thoải mái cho công nhân

b. Cải thiện tiếng ồn

- Trang bị đầy đủ cho công nhân làm việc trong khu vực có nhiều tiếng ồn những trang bị phòng hộ cá nhân như nút bịt tai, mũ bảo hộ kèm bịt tai,... để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn lớn đến thính giác

- Thường xuyên bảo dưỡng các máy đã sử dụng trong thời gian dài, thanh lý các máy cũ tạo tiếng ồn lớn, đồng thời mạnh dạn đầu tư vào việc mua thêm các máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại, vừa bảo đảm an toàn thính giác cho công nhân, vừa tăng năng suất lao động

- Giảm thời gian làm việc hoặc xây dựng những chế độ dành riêng cho những công nhân thường xuyên làm việc trong thời gian dài với môi trường có tiếng động lớn, hoặc bố trí xen kẽ thay ca hợp lý để công nhân có thời gian nghỉ ngơi

- Theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của công nhân, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của việc thính giác có vấn đề, ngay lập tức phải bố trí người thay thế, cách ly người kia khỏi tiếng ồn sớm nhất có thể

c. Cải thiện hệ thống chiếu sáng

- Kiện toàn lại các tổ cơ điện và tổ chức các cuộc họp với đơn vị quản lý, thực hiện các giải pháp tiết kiệm, kiểm soát việc sử dụng năng lượng trong toàn bộ công ty

- Thay thế hệ thống điện bằng những phương án tối ưu hơn như chuyển từ đèn sợi đốt sang đèn compact, kế hoạch sản xuất cần bố trí hợp lý và khoa học hơn: giảm bớt thời gian tăng ca, hạn chế các thiết bị tiêu tốn nguồn điện lớn vào các khoảng thời gian cao điểm,... kể cả hệ thống quạt gió điều hòa cũng nên chuyển từ đốt lò sang vật liệu có sẵn khác

- Thường xuyên lau chùi, bảo dưỡng 2 tuần 1 lần các hệ thống cửa sổ, hệ thống đèn,... để đảm bảo đủ điều kiện làm việc

- Tận dụng linh hoạt nguồn sáng nhân tạo và tự nhiên để độ sáng trong nhà máy đạt tiêu chuẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân trong quá trình làm việc

d. Bố trí, sắp xếp nơi làm việc

- Bố trí không gian làm việc hợp lý, khoa học, lắp thêm các giá đỡ để nguyên vật liệu và thành phẩm để công nhân có thể thao tác dễ dàng, thuận tiện hơn

- Bố trí máy móc, thiết bị, tạo tư thế làm việc đúng cho người lao động để đảm bảo an toàn về sức khỏe khi làm việc trong thời gian dài, nhất là vấn đề về xương khớp, cơ bắp,...

- Sắp xếp đồ dùng, dụng cụ hợp lý, tạo thuận lợi cho công nhân sửa chữa trong việc sửa chữa máy móc, thiết bị.

- Bài trí nơi làm việc hợp lý, đẹp mắt với những màu sắc phù hợp tạo cảm giác dễ chịu khi làm việc, đồng thời sử dụng màu sắc để lắp đặt thiết bị báo động, giúp công nhân dễ dàng nhận biết được nguy hiểm

e. Phân công hiệp tác lao động

- Với đặc điểm là chia nhỏ công việc cho từng phòng ban để đảm bảo đồng bộ, công ty hiện đang sử dụng các phân công lao động sau đây:

 Khối văn phòng: Phân công theo chức năng, gồm: viên chức lãnh đạo quản lý (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng) và viên chức thực hành chịu trách nhiệm chuyên môn của một khâu nào đó

 Khối sản xuất trực tiếp: Phân công theo quy trình công nghệ: Cải tiến phân công lao động sẽ nâng cao kỹ năng của công nhân, tạo điều kiện trang bị các thiết bị chuyên dụng cho mỗi khâu lao động, tăng năng suất lao động

- Các yêu cầu của phân công lao động hợp lý:

 Bảo đảm sự phù hợp giữa công việc và người phụ trách

 Bảo đảm phù hợp với điều kiện mỗi phòng ban dựa trên các căn cứ về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ

- Các biện pháp để phân công lao động hợp lý:

+ Tuyển chọn, đánh giá khả năng, trình độ của cán bộ, công nhân dựa trên yêu cầu công việc

+ Điều tra mối quan hệ xã hội

+ Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết và công bằng f. Cải tiến định mức lao động

- Trên cơ sở định mức lao động, người cán bộ quản lý cần lập kế hoạch sát với thực tế, để đánh giá khách quan và cụ thể nhất trình độ chuyên môn và khả năng nhân viên, từ đó cải thiện điều kiện lao động

- Tất cả các yếu tố của điều kiện lao động đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc trong đó chế độ làm việc nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng. Chế độ làm việc nghỉ ngơi trong công ty được chia theo 3 nhóm gồm trong ca, trong tuần và trong năm. Công ty cần có cách sắp xếp 3 nhóm chế độ nghỉ ngơi một cách phù hợp nhất với thực tế lao động

Một phần của tài liệu NGIÊN cứu THỰC TRẠNG điều KIỆN LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH MTV dệt 19 5 (Trang 26 - 29)