Học bài cũ, đọc và soạn bà i: Cách tính thời gian trong lịch sử + Thế nào là âm lịch, dương lịch?

Một phần của tài liệu Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn lịch sử địa lí 6 tại trường THCS (Trang 30 - 35)

+ Thế nào là âm lịch, dương lịch?

+ Cách ghi và tính thời gian theo Công lịch? 1.3 Kết quả thu hoạch về phương diện kỹ năng

Trên cơ sở Chương trình GDPT hiện hành, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng hình thành, phát

giáo dục. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục cần đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của HS và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi HS.

1.4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được. Những kiến thức mà tôi được tiếp thu trong khóa học vô cùng quý báu. Giúp tôi vận dụng có hiệu quả trong công tác giảng dạy. Với nhận thức đó tôi đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình, các tài liệu tập huấn thay sách và các tạp chí có liên quan về việc nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, qua sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế giảng dạy tại trường, tôi cố gắng tìm những biện pháp tối ưu nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở đó tôi nhận thấy: Mục tiêu đổi mới phương pháp là dạy cho HS cùng tham gia học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo của HS, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại vừa giữ được những tinh hoa văn hoá dân tộc vừa tiếp thu tốt những giá trị văn hoá tiên tiến trên thế giới.

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả GV và HS phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, HS phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động.

Yêu cầu GV phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá HS – dạy học gắn với phát triển năng lực. Muốn làm được điều đó trước hết người GV phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận, phải giúp cho HS làm chủ quá trình học tập.

Kết hợp tốt các PPDH truyền thống với các PPDH tích cực. Xác định các PPDH theo đặc thù bộ môn bên cạnh những PPDH truyền thống cần chú ý các PPDH tích

cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai.

PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA BỒI DƯỠNG

2.1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân

+ Giới thiệu sơ lược về bản thân: Bản thân là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử tại trường THCS Nghĩa Xuân, Huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Thường xuyên kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm.

+ Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân: Bản thân không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, tiếp cận chương trình mới nhằm đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Trực tiếp chủ động tham gia học tập qua các hình thức khác nhau .

2.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng: Bản thân trước khi tham gia khóa bồi dưỡng là một giáo viên được đánh giá có năng lực chuyên môn tốt, đạo đức tư cách tốt. Nhiều năm liên tục đạt GVG cấp Huyện,Có SKKN cấp Huyện, Thường xuyên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Huyện môn Lịch Sử khối 8,9 và đạt kết quả cao. Đạt CSTĐ cấp cơ sở. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn luôn đạt kết quả tốt và vượt chỉ tiêu đề ra.Để đạt được điều đó nhờ bản thân không ngừng phấn đấu đổi mới phương pháp, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, tận tụy với học sinh. 2.3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.Bản thân sẽ chủ động tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp, chủ động tìm tòi nghiên cứu chương trình thay SGK mới, tiếp tục học tập nâng cao trình độ tin học để vận dụng công nghệ thông tin ngày một tốt hơn.

PHỤ LỤC

Hình thức trình bày bài thu hoạch

Trang bìa: theo mẫu (đính kèm) Trang áp bìa: theo mẫu (đính kèm) Mục lục

Danh mục từ viết tắt : GV ( Giáo viên),Hs ( Học sinh), NL( năng lực), PPDH ( Phương pháp dạy học), GDĐT( Giáo dục đào tạo), XHCN( xã hội chủ nghĩa) , SKKN ( sáng kiến kinh nghiệm),CSTĐ( Chiến sĩ thi đua), THCS ( Trung học cơ sở)

Trang 1-5. MỞ ĐẦU

Trang 5-27. NỘI DUNG (theo cấu trúc ở trên) Trang 28: PHỤ LỤC:

Một phần của tài liệu Thiết kế một kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn lịch sử địa lí 6 tại trường THCS (Trang 30 - 35)