4.1. Giới thiệu về phần mềm Arduino IDE
4.1.2. Phần mềm Visual Studio Code:
I. Giới thiệu về phần mềm Visual Studio Code:
Phần mềm Visual Studio Code (VSC) là môi trường phát triển tích hợp (IDE) từ Microsoft, được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như các trang web, các ứng dụng và dịch vụ web… VSC hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và cho phép trình biên tập mã và gỡ lỗi để hỗ trợ (mức độ khác nhau) hầu như mọi ngôn ngữ lập trình. Các ngôn ngữ tích hợp gồm C, C++, C# và F#.
II. Một số chức năng của phầm mềm Visual Studio Code
Đầu tiên là biểu tượng hai tờ giấy xếp chồng lên nhau ở hình 4.5. Khung cửa sổ này chia làm hai phần: phần trên cùng là Working Files, chứa các file ta đang làm việc, còn phần bên dưới là cây thư mục, chứa toàn bộ file và folder có trong dự án. Khi rê chuột lên tiêu đề của từng phần, ta thấy một vài icon nhỏ xuất hiện bên phải. Version Control System (VCS) là công cụ không thể thiếu trong môi trường lập trình nhóm và Git là cái tên nổi bật nhất. Ta có thể dùng trực tiếp khung cửa sổ này để commit mà không cần nhảy qua cửa sổ dòng lệnh.
Hình 4-31 Giao diện của thanh sildebar
Trình soạn thảo:
Khung soạn thảo của Visual Studio Code trông đơn giản nhưng lại chứa nhiều tính năng nổi bật, đặc biệt có thể chia khung soạn thảo ra làm hai, thậm chí làm ba cửa sổ. Để mở thêm khung thứ hai, ta bấm Ctrl+2. Lúc này, khung mới hiện ra bên phải khung hiện tại.
Hình 4-32 Giao diện trình soạn thảo Visual Studio Code Debug:
– Khung Variables chứa thông tin về các biến. – Khung Watch để thêm các biến cần theo dõi.
– Khung Call Stack là danh sách các hàm được gọi theo thứ tự thời gian ngược, nghĩa là hàm gọi sau sẽ nằm đầu danh sách.
– Khung Breakpoints chứa tùy chọn cho breakpoint trong quá trình debug.
– Hiện tại, Visual Studio Code chỉ hỗ trợ debug file JavaScript hoặc TypeScript. Có nhiều lựa chọn, nhưng đơn giản nhất là dùng Node.js. Như các file cấu hình khác, file này cũng theo định dạng JSON. Debug chia làm hai chế độ: Launch và Attach. Với Launch ta chạy debugger trực tiếp trên file, còn Attach ta sẽ gắn debugger vào một tiến trình khác đang chạy, cụ thể ở đây là Node.js
Hình 4-33 Giao diện của trang Debug