Công trình xây dựng tại thành phố Hà Nội, thuộc vùng gió IIB có áp lực gió đơn vị W0 = 0,095 T/m2. Công trình được xây dựng trong thành phố bị che chắn mạnh nên thuộc dạng địa hình C.
Công trình có chiều cao H = 37,6 (m) nhỏ hơn 40m nên ta chỉ xét đến tác dụng tĩnh của tải trọng gió.
“ Để đơn giản trong tính toán và thiên về an toàn ta bỏ qua tính toán độ cứng của lõi thang máy và quy toàn bộ tải trọng ngang do khung ngang chịu.”
Tải trọng gió tác dụng lên khung dạng phân bố đều được xác định theo công thức: + qđ = W0 * n * k * Cđ * B
+ qh = W0 * n * k * Ch * B
Trong đó: B (m) là bước khung, coi là diện chịu tải gió tác dụng vào khung trục 2 qđ là áp lực gió đẩy phân bố tác dụng lên khung (T/m)
qh là áp lực gió hút phân b tác dụng lên khung (T/m).
Bảng 3.12. Phân bố tải trọng gió
Tầng Z (m) (m)H n B k Hệ số khíđộng phân bố (T/m)Tải trọng (m) Cđ Ch qđ qh Tầng 1 5,2 5,2 1,2 7,2 0,51 0.8 0.6 0,33 0,25 Tầng 2 3,6 8,8 1,2 7,2 0,61 0.8 0.6 0,40 0,30 Tầng 3 3,6 12,4 1,2 7,2 0,68 0.8 0.6 0,45 0,33 Tầng 4 3,6 16 1,2 7,2 0,74 0.8 0.6 0,49 0,36 Tầng 5 3,6 19,6 1,2 7,2 0,78 0.8 0.6 0,51 0,38 Tầng 6 3,6 23,2 1,2 7,2 0,82 0.8 0.6 0,54 0,40 Tầng 7 3,6 26,8 1,2 7,2 0,85 0.8 0.6 0,56 0,42 Tầng 8 3,6 30,4 1,2 7,2 0,88 0.8 0.6 0,58 0,43 Tầng 9 3,6 34 1,2 7,2 0,91 0.8 0.6 0,60 0,45 Tầng 10 3,6 37,6 1,2 7,2 0,93 0.8 0.6 0,61 0,46
Lực gió tác dụng phân bố trên mái quy về lực tập trung đặt tại đầu cột với hệ số k = 0,94.
S= Wo * n * k * B * ⅀C * htuong
với: htuong = 1 m là chiều cao tường chắn mái.
Với giả thiết tường chắn mái là tường hở, nên tại mỗi vị trí bức tường đều có tải trong gió theo 2 phương là gió đẩy và gió hút.
Áp dụng công thức tính toán:
Sđ = 0,095 * 1,2 * 0,94 * 7,2 * (0,8 + 0,6) * 1 = 1,08 T Sh = 0,095 * 1,2 * 0,94 * 7,2 * (0,6 + 0,8) * 1 = 1,08 T