KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT HUY HIỆU LỰC

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỷ giá của việt nam giai đoạn 2012 2015 và tác động của nó tới hoạt động của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 70 - 76)

TÍCH

cực CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI.

Để đảm bảo hoạt động của thị truờng ngoại hối diễn ra lành mạnh và an tàn, trong những năm tới, NHNN nên thực hiện một số khuyến nghị sau:

3.2.1. về điều hành chính sách tỷ giá

Cần phối hợp đồng bộ giữa điều hành chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt đuợc sự cân bằng trong ngắn hạn cũng nhu những tác động tiêu cực trong dài hạn. Cần phải cân bằng giữa các mục tiêu trong cùng một thời kỳ. Nếu phải lựa chọn nên chọn những mục tiêu có tầm quan trọng và ảnh huởng nhiều hơn tới sự ổn định của nền kinh tế.

Đối với chế độ tỷ giá mới, đòi hỏi phải tăng cuờng công tác phân tích thị truờng trong và ngoài nuớc, dự báo đuợc diễn biến của thị truờng để tìm ra huớng đi đúng đắn và phù hợp nhất. Điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, dựa trên quan hệ cung cầu trên thị truờng để có sự điều chỉnh, can thiệp tốt nhất, hiệu quả nhất.

Đối với nghiệp vụ thị trường mở: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến thời điểm này đạt mức cao nhất từ trước tới nay nhưng theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thì mức dự trữ này vẫn còn khá “mỏng”. Vậy nên, cần phải tiếp tục cải thiện dự trữ ngoại hối quốc gia để phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra. Khi đó, NHNN có thể nhanh chóng, kịp thời can thiệp vào thị trường, không để diễn ra những tình huống xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Để làm được điều đó, NHNN cần gia tăng tích lũy ngoại tệ, ít nhất phải tăng tương xứng với nhịp độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là NHNN. Hoạt động can thiệp bù trừ chủ yếu được thực hiện cùng với công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Do đó, việc không ngừng chú trọng hoàn thiện các công cụ nghiệp vụ để gia tăng khả năng phối hợp các chính sách nhằm giúp cho hoạt động điều chỉnh tỷ giá đạt hiệu quả tốt sẽ gắn liền với việ ệc hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ.

Đối với công cụ lãi suất: Thứ nhất, đối với công cụ lãi suất tái chiết khấu - luôn được xem là công cụ thứ hai mang tính kinh tế điều chỉnh tỷ giá. Nhưng bản thân lãi suất chỉ có thể tác động một cách gián tiếp đến tỷ giá vì đây là một biến số ngoại sinh đối với tỷ giá hối đoái. Ngoài ra lãi suất còn là chi phí sử dụng vốn nên sẽ có tác động trực tiếp đến đầu tư, sản xuất kinh doanh.Vì vậy, việc sử dụng công cụ lãi suất tái chiết khấu trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái cần có sự thận trọng. Riêng đối với Việt Nam những dòng vốn vào, ra trong nền kinh tế chủ yếu là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đầu tư gián tiếp và kiều hối. Sự tác động của lãi suất đến tỷ giá chỉ ở mức làm thay đổi những dòng tiền tệ trong thị trường nội địa từ nội tệ qua ngoại tệ và ngược lại. Như vậy, giải pháp để từng bước nâng cao sức mạnh của công cụ lãi suất tái chiết khấu trong hoạt động điều chỉnh tỷ giá cũng sẽ là con đường tự do hóa tài khoản vốn mà trước hết là các giao dịch vốn ngắn hạn, đầu tư gián tiếp và cũng chính là con đường từng bước đưa đồng Việt Nam thành đồng tiền chuyển đổi. Thứ hai, cần hoàn thiện chính sách lãi suất. NHNN phải lựa chọn một tỷ lệ lãi suất sao cho có thể khuyến khích các nhà đầu tư sẵn sàng giữ tài sản của họ bằng nội tệ. Nếu làm khác đi, các chủ tài sản sẽ chuyển tài sản của họ sang ngoại tệ. Muốn điều chỉnh hợp lý để cân bằng cơ cấu tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, chính sách

lãi suất phải trở thành một công cụ có hiệu lực trong việc kích thích tiết kiệm, tích lũy và đầu tu trong một nền kinh tế. Theo huớng đó, cần nghiên cứu để tiến tới chỉ đạo và điều hành lãi suất bám sát vào chỉ số giá cả trên thị truờng. Đồng thời cần điều chỉnh thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất giữa VND và USD để hạn chế công chúng nắm giữ ngoại tệ mà chuyển sang VND nhung phải đảm bảo đuợc sự ổn định trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Căn nhắc kỹ luỡng, tính toán sự chênh lệch giữa lợi ích và tác hại của việc phá giá nội tệ, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu để đem lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế và thế công bằng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, khi NHNN phá giá nội tệ sẽ không chỉ để lại những tác động tích cực nhu khuyến khích hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thuơng mại, chống hiện tuợng đô la hóa, ổn định diễn biến tỷ giá mà còn để lại những tác động tiêu cực nhu khiến cho lạm phát tăng lên, tỷ trọng tín dụng giảm... Rõ ràng điều này sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng của NHTM

Ôn định lạm phát, từ đó, ổn định đuợc tâm lý của thị truờng, cùng với đó là các biện pháp hành chính linh hoạt giúp ổn định đuợc cung cầu ngoại tệ, khuyến khích hoạt động mua bán ngoại tệ thay vì hoạt động huy động và cho vay tại các NHTM hiện nay.

Trong ngắn hạn, NHNN tiếp tục thực hiện linh hoạt các biện pháp mang tính trực tiếp (can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị truờng, điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh biên độ nếu cần) cũng nhu các biện pháp mang tính hành chính. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chua ổn định thì việc NHNN thực hiện neo tỷ giá, áp dụng các biện pháp trực tiếp và hành chính đuợc coi là phù hợp. Bởi lẽ, những biện pháp này có tác động nhanh và mạnh tới cung cầu trên thị truờng ngoại hối, qua đó giúp nhanh chóng bình ổn thị truờng.

Bên cạnh việc sử dụng công cụ trực tiếp, NHNN cần triển khai sử dụng các công cụ gián tiếp. Trong các năm gần đây, NHNN đã khá thành công khi sử dụng chính sách lãi suất để tác động đến tỷ giá. Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động ở mức cao so với lãi suất ngoại tệ đã khuyến khích nguời dân bán ngoại tệ và gửi tiền

đồng, làm tăng lượng cung trên thị trường, giúp giảm áp lực giảm giá đồng nội tệ, đồng thời giúp gia tăng dự trưc ngoại hối quốc gia.

3.2.2. về chủ trương chống đô la hóa, ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng

Xây dựng nền tảng lòng tin về chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung là điều kiện quyết định đến lòng tin vào đồng nội tệ. Lòng tin vào đồng bản tệ giải quyết được phần lớn các nguyên nhân dẫn đến tâm lý ưa thích ngoại tệ trong nền kinh tế. Sự điều hành phù hợp giữa lạm phát và tương quan lãi suất trong một môi trường tỷ giá ổn định sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn đồng nội tệ.

Yêu cầu các TCTD tuân thủ theo thông tư 24/TT-NHNN, phải phân loại khách hàng theo đúng tiêu chí cho vay vốn bằng ngoại tệ của NHNN, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc cho vay vốn phù hợp, các định hạn mức tín dụng phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Đồng thời linh hoạt trong việc thắt chặt cũng như nới lỏng các điều kiện vay vốn sao cho phù hợp với quy định của NHNN để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay “giá rẻ” từ phía ngân hàng, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Khuyến khích các NHTM hạn chế cấp tín dụng trung và dài han cho khách hàng do hiện tại lãi suất huy động chỉ còn 0% nên 100% vốn huy động là không kỳ hạn. Từ đó sẽ giúp các NHTM tránh được rủi ro về thanh khoản. Bằng cách tăng sức hấp dẫn vốn vay nội tệ như nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa quy trình thẩm định,...

Thu hẹp nhu cầu vay mượn ngoại tệ, mà thay vào đó là tăng cường hoạt động mua bán, giữ cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại tệ, hạn chế tối đa hành vi đầu cơ tỷ giá làm bất ổn thị trường.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi đến vay vốn ngoại tệ tại các ngân hàng sao cho phù hợp với chính sách mà NHNN đưa ra nhằm hướng tới khuyến khích hoạt động xuất khẩu, gia tăng luồng tiền vào tại các NHTM đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các TCTD và phải có hình phạt thích đáng với những đối tượng vi phạm để hành vi đó không còn tiếp diễn nữa.

Các ngân hàng cần nâng cao công tác dự đoán, phân tích diễn biến thị trường để đưa ra được những hướng đi đúng đắn, kịp thời nhất. Tránh trường hợp rơi vào thế bị động thì thị trường thay đổi, đảm bảo hoạt động được an toàn và hiệu quả.

3.2.3. Gắn với các biện pháp kiểm soát tình trạng đô la hóa thì NHNN

cũng phải

tăng cường kiểm soát dòng vốn nhằm chống tình trạng “chảy máu ngoại tệ”

Ngày 17/12/2015 NHNN đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN trong

đó qui định: 1/Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức (trừ TCTD, chi nhánh

NH nước ngoài) là 0%/năm; 2/ Mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của cá nhân là 0%/năm. Mục tiêu của việc ban hành Quyết định này đã rõ, song có các dấu hiệu cho

thấy tình trạng găm giữ ngoại tệ của cá nhân và tổ chức vẫn chưa giảm, thậm chí có tình trạng “chảy máu ngoại tệ” với qui mô lớn. Các tư liệu thống kê từ các nghiên cứu

được công bố gần đây cho thấy: trong khi dòng vốn FDI và FII không có sự biến động

đáng kể vốn là nhân tố chính trong cán cân tài chính không có nhiều sự thay đổi, thì một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác, mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, lại gia tăng đột biến lên mức

7,3 tỷ USD trong khi trạng thái ngoại hối của hệ thống NHTM không có sự biến động

lớn. Rõ ràng là nếu như chính sách tỷ giá của NHNN chỉ thuần túy hướng về kiểm soát

KẾT LUẬN

Chính sách tỷ giá là công cụ chính sách kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của các NHTW nhằm tác động vào các NHTM qua đó tác động đến nền kinh tế xã hội. Bất cứ NHTW nào cũng rất chú trọng sử dụng công cụ này, nhất là với các nước có nền kinh tế mở như Việt Nam hiện nay

Đề tài này đã tập trung nghiên cứu chính sách tỷ giá và sự tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của các NHTM. Từ nghiên cứu một số kết luận sau đây đã được rút ra:

- Chính sách tỷ giá là công cụ kinh tế vĩ mô có tầm quan trọng đặc biệt đối với tất cả các quốc gia, nhất là với các quốc gia mở cửa, hội nhập kinh tế

quốc tế.

Chính sách tỷ giá luôn có sự tác động rát mạnh tới hoạt động kinh doanh của các

NHTM. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về những tác động của

chính sách tỷ giá đến 2 hoạt động chính của NHTM đó là: (i) Tác động tới hoạt

động kinh doanh ngoại tệ của NHTM; (ii) Tác động tới hoạt động tín dụng của

NHTM (bao gồm hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ).

- Đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng tác động của chính sách tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Từ phân tích, đã rút ra

những tác

1. TS. Trần Thị Lương Bình, 2013, Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra,

Tạp chí tài chính.

2. TS. Tô Ánh Dương, 2015, Chính sách tiền tệ của VIệt Nam năm 2014.

3. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng (Học viện Ngân hàng), NXB Lao động-Xã hội.

4. Ths, Nguyễn Thị Hệ, 2014, Điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam: Những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính.

5. Học viện Ngân hàng, 2015, Diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại tệ Việt Nam dưới tác động chính sách của Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo nghiên cứu 15/01.

6. Ths. Nguyễn Thị Thái Hưng, 2012, Tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát ở Việt Nam.

7. Phòng thị trường vốn ngân hàng Vietinbank, 2015, Tác động của điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi bằng USD.

8. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình Tài chính Quốc tế , NXB Thống Kê.

9. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,

NXB Thống kê.

10. Báo cáo thường niên các năm 2012, 2013, 2014 của NHNN. 11. Báo cáo tài chính hợp nhất các Ngân hàng thương mại. 12. Website: cafef.vn, sbv.gov.vn, gso.gov.vn.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên người nhận xét: Ngô Thị Thúy Hằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chức vụ: Phó trưởng phòng Khách hàng - Chi nhánh Thanh Xuân- Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Đơn vị thực tập: Phòng khách hàng - Chi nhánh Thanh Xuân - Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên: Nguyễn Thị Dung Khóa 15 - Lớp K15NHA - Khoa Ngân hàng

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

1. Về tinh thần, thái độ thực tập của sinh viên: Có tinh thần chăm chỉ, cố gắng nghiên cứu và tìm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn. 2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập: Chấp hành tốt

nội quy, kỷ luật của đơn vị.

3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm: Có thái độ hòa đồng, cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cán bộ, nhân viên trong phòng làm việc. 4. Về kiến thức chuyên môn: Nắm vững kiến thức chuyên môn, khả năng

tiếp cận nghiệp vụ chuyên môn tại cơ sở tốt.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Xác nhận của đơn vị thực tập Người nhận xét

Một phần của tài liệu Chính sách điều hành tỷ giá của việt nam giai đoạn 2012 2015 và tác động của nó tới hoạt động của hệ thống NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 061 (Trang 70 - 76)