bằng VND 78,324,715 88,252,136 101,402,284 125,488,430 143,830,443 Tiền gửi bằng vàng, ngoại tệ 12,047,915 11,857,110 14,347,677 11,634,428 12,321,699 Tổng tiền gửi 90,372,630 100,109,246 115,749,961 137,122,858 156,152,142 Tỷ trọng tiền gửi VND 86.67% 88.16% 87.6% 91.51% 92.11%
Hình 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi theo đối tượng của PVComBank giai đoạn 2016-2020
180000000 160000000 140000000 120000000 100000000 80000000 60000000 40000000 20000000 0
■Tiền gửi của các TCTD ■ Tiền gửi của khách hàng
Vốn huy động từ tiền gửi được huy động từ các tổ chức tín dụng và khách hàng đến gửi tiền. Trong đó, phần lớn nguồn vốn được huy đồng chủ yếu đến từ khách hàng với tỷ trọng cao trên 80%, với năm 2020 có tỷ trọng lớn nhất đạt 93.01%.. Điều này chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tiền gửi của khách hàng vô cùng quan trọng trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng có xu hướng tăng dần qua từng năm, và ổn định với một tỷ trọng cao, trong khi đó, vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng biến động trong những năm qua.
Cụ thể, trong năm 2016, lượng tiền gửi của khách hàng đạt được 83,643 tỷ đồng, chiếm 92.55% tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Đến năm 2017, trong năm 2018, tiền gửi của khách hàng đạt được 102,915 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88.91% tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Năm 2019, tiền gửi của khách hàng đạt 113,854 tỷ đồng, chiếm 83.03% tổng huy động vốn từ tiền gửi. Sang năm 2020, tiền gửi của khách hàng tiếp tục tăng lên đạt mức 145,248 tỷ đồng. Đà tăng ổn định của lượng tiền gửi khách hàng đã giúp hoạt động kinh doanh được đẩy mạnh, tạo ra
sức mạnh trong kinh doanh giúp cho ngân hàng thu được một lợi nhuận lớn. + Cơ cấu vốn theo đơn vị tiền tệ:
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi theo đơn vị tiền tệ của PVComBank giai đoạn 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng vốn huy động 90,372,650 100,109,266 115,749,981 141,404,083 163,728,039 Tổng dư nợ tín dụng 56,928,332 62,004,600 70,462,100 78,526,764 83,669,709 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 62.99% 61.94% 60.87% 55.53% 51.1%
(Nguồn: Báo cáo tài chính PVComBank giai đoạn 2018-2020 và tính toán từ BCTC)
Tiền gửi bằng VND chiếm tỷ trọng rất cao và đóng vai trò quan trọng trong huy động vôn từ hoạt động tiền gửi. Qua bảng số liệu trên, tỷ trọng tiền gửi bằng đồng Việt Nam chiếm trên 85% trong giai đoạn năm năm gần nhất. Trong đó năm 2020, ghi nhận tỷ trọng tiền gửi VND cao nhất với 92.11% tổng tiền gửi. Tiền gửi bằng VND có xu hướng tăng dần qua từng năm cả về lượng tiền gửi lẫn tỷ trọng.
Tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ thường chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi bằng VND. Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được lượng tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ gần như không có sự biến động lớn so với tiền gửi bằng nội tệ. Bằng chứng là trong năm 2016, lượng tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ đạt 12,048 tỷ đồng, năm 2017, lượng tiền gửi bằng vàng, ngoại tệ giảm nhẹ còn 11,857 tỷ đồng, trước khi đạt đỉnh trong giai đoạn này ở mức 14,347 tỷ đồng vào năm 2018, sang đến năm 2019, lượng tiền gửi đó chỉ còn 11,634 tỷ đồng, giảm 2,713 tỷ
đồng. Kết thúc năm 2020, lượng tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ chỉ ghi nhận mức tăng nhẹ lên 12,321 tỷ đồng.
- Sự cân đối giữa huy động và sử dụng vốn:
Việc phát triển nguồn huy động của ngân hàng chưa thể đánh giá tổng thể về chất lượng huy động vốn của ngân hàng. Nguồn vốn huy động lớn của ngân hàng cần đòi hỏi ngân hàng sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Nếu nguồn vốn huy động lớn nhưng lại không thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả, chắc chắn hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ kém hiệu quả. Ngược lại, nếu vốn huy động ít nhưng khách hàng có nhu cầu vay nhiều dẫn đến việc ngân hàng khó đáp ứng được vốn cho khách hàng, do vậy các khách hàng sẽ phải tìm nguồn vốn khác và ngân hàng sẽ mất đi khách hàng, đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động huy động vốn, Ngân hàng PVComBank chú trọng hoạt động sử dụng vốn hiệu quả với lượng vốn sẵn có. Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn chính xác. Tính cân đối giữa hai hoạt động huy động vốn và huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam PVComBank được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 2.6: Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam giai đoạn 2016-2020
2016 2017 2018 2019 2020 Lãi suất bình quân huy động vốn (%) 6.3 6.3 6.1 6.0 5.9 Chi phí khác (%) Õ?ÕĨ 001 0τ1 001 0701 Tổng chi phí huy động bình quân 5,702,51 4 6,316,895 7,072,323 8,498,385 9,228,592
(Nguồn: Báo cáo tài chính PVComBank giai đoạn 2018-2020 và tính toán từ BCTC)
Từ bảng số liệu trên, dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng dần qua từng năm, nhưng hệ số biến động qua từng năm do tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng chưa tương ứng với tốc độ tăng của quy mô vốn huy động. Cụ thể, tính đến hết năm 2016, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 56,928 tỷ đồng, đến năm 2017, con số đó đạt 62,004 tỷ đồng, tăng 5,076 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Đến năm 2018, dư nợ tín dụng của ngân hàng là 70,462 tỷ đồng, năm 2019, số dư đạt 78,526 tỷ đồng, tăng 8,064 tỷ đồng so với cuối năm 2018, đến năm 2020, dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 83,669 tỷ đồng, tiếp tục tăng 5,143 tỷ so với năm 2019. Mặc dù vậy, hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng còn chưa cao, chỉ ở mức 51-63%. Điều này đã phản ánh sự chưa hợp lý trong việc huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Vấn đề chính là hoạt động huy động vốn có mức tăng trưởng cao, tuy vậy ngân hàng vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng có nhu cầu vay vốn tương ứng.
- Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng dùng trong phân tích chất lượng huy động vốn vì nó là yếu tố quyết định đến phương thức sử dụng vốn và lợi nhuận của toàn ngân hàng. Chi phí huy động là khoản chi phí ngân hàng phải trả cho các khoản vốn huy động được. Chi phí trả lãi thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí huy động vốn và nhạy cảm trước sự biến động của lãi suất thị trường. Ngoài ra, ngân hàng còn phải chịu các khoản chi trả ngoài lãi như: lương bổng của nhân viên, trang thiết bị, chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi dự thường...
Bảng 2.7: Chi phí huy động vốn của ngân hàng PVComBank giai đoạn 2016-2020
(Nguồn: Báo cáo tài chính PVComBank giai đoạn 2018-2020 và tính toán từ BCTC)
hàng PVComBank có xu hướng tăng dần qua từng năm. Bằng chứng là trong năm 2016, tổng chi phí huy động vốn đạt 5,702 tỷ đồng, đến năm 2017, con số đó đạt 6,316 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016, trước khi đạt 7,072 tỷ đồng trong năm 2018. Năm 2019, chi phí huy động vốn đạt 8,498 tỷ đồng, tăng 1,426 tỷ đồng so với năm 2018, tương đương 20.16%. Đến cuối năm 2020, con số đạt 9,228 tỷ đồng, tiếp tục tăng thêm gần 8.6% so với năm 2019. Để thực hiện được mục tiêu về tăng trưởng mà Ngân hàng Nhà nước đề ra, các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động vốn để hạ lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, và PVComBank cũng không phải là ngoại lệ. Nền kinh tế gặp khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng, việc người dân gửi tiền vào ngân hàng vẫn là phương án hiệu quả nhất. Mặc dù lãi suất huy động vốn bình quân có giảm, tổng chi phí huy động bình quân tăng lên song điều này vẫn phản ánh được chính sách huy động vốn ngân hàng áp dụng để thu hút khách hàng có hiệu quả cao.
Sự ổn định của nguồn vốn huy động và khả năng thanh toán: Trong nguồn vốn của ngân hàng được chia làm ba nhóm chính:
+ Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác: nguồn vốn có chi phí cao, có thể vay với một lượng lớn, Vì vậy, các NHTM thường sử dụng nguồn vốn này khi có vấn đề về thanh khoản.
+ Tiền gửi có kỳ hạn, ký quỹ: nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất, có chi phí sử dụng vốn rẻ nhưng hạn chế là khi sử dụng nguồn vốn này, ngân hàng không thể có sự huy động theo kỳ hạn mà cần phải sắp xếp kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.
+ Tiền gửi không kỳ hạn: nguồn vốn có tỷ trọng cao thứ hai sau tiền gửi có kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của nguồn vốn là dùng để thanh toán nên nguồn vốn thường có sự ổn định thấp. Cơ cấu huy động vốn của PVComBank thì 80% lượng huy động vốn đến từ vốn từ hoạt động tiền gửi. Hoạt động quản lý sự ổn định vì thế tập trung nhiều ở nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - PVCOMBANK
Trong giai đoạn 2016-2020, PVComBank đã có nhiều kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn và đồng thời có nhiều cải thiện trong chất lượng huy động vốn để đảm bảo một mức tăng trưởng ổn định của ngân hàng. Tuy vậy, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, ngân hàng cũng đối mặt không ít khó khăn, nên PVComBank vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để từ đó tiếp tục trở thành một trong những ngân hàng vững mạnh và thành công nhất.
2.4.1. Ket quả đạt được
- Quy mô huy động vốn của NHTMCP Đại chúng Việt Nam - PVComBank có tốc độ tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù năm 2020 có mức tăng
trưởng chậm hơn, chất lượng huy động vốn dần được cải thiện nhiều. Đồng
thời, số
lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tăng nhanh, số lượng giao dịch
tăng, với
lượng huy động vốn và kỳ hạn đa dạng. Lượng vốn huy động đó đã đáp ứng
tốt nhu
cầu sử dụng vôn của PVComBank.
- Cơ cấu huy động vốn của PVComBank dịch chuyển dần theo hướng tích cực. PVComBank tập trung chủ yếu vào tính ổn định và an toàn của nguồn vốn
huy động
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn
phù hợp,
PVComBank luôn theo dõi, kiểm soát nguồn vốn kịp thời trong giai đoạn. Tỷ trọng
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tiếp tục được cân đối, duy trì tăng trưởng lượng
tiền gửi có kỳ hạn, tiếp tục đầu tư thêm vào tiền gửi không kỳ hạn cho ngân hàng.
phẩm đều được cải tiến và phong phú để đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng. Khách hàng đưa ra những giải pháp tài chính thông minh đặt ra những thử thách cho ngân hàng để ngân hàng đưa ra những sản phẩm với nhiều tiện lợi và đồng thời giảm thiểu những rủi ro phát sinh. Ngoài ra, PVComBank đã hợp tác với một số ngân hàng khác để cùng nhau đưa ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn. Việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ giúp cho PVComBank thu hút được nhiều khách hàng, với một lượng nguồn vốn lớn.
- Chính sách đúng đắn của ngân hàng và chất lượng phục vụ huy động vốn khách hàng tiếp tục được cải thiện. Trong giai đoạn ba năm, với giá trị cốt lõi
là lấy
khách hàng làm trung tâm, con người là tài sản trân quý, PVComBank đã và đang
hoàn thiện sứ mệnh của mình là mang tới cho khách hàng những sản phẩm
dịch vụ
tài chính tốt nhất, giúp cho khách hàng đáp ứng tốt nhu cầu của mình. Hằng quý,
PVComBank tổ chức đại hội đồng cổ đông để đánh giá hoạt động kinh doanh của
ngân hàng trong thời gian qua, đồng thời đặt ra những giải pháp để nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, giúp khách hàng hài lòng hơn về sản phẩm dịch
vụ của
ngân hàng khi họ đáp ứng nhu cầu của cá nhân trong một thời gian phù hợp với
phương thức đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi. Ngoài ra, ngân hàng thực hiện những
cuộc khảo sát khách hàng về sự hài lòng đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân
hàng dưới hai hình thức chính là gặp trực tiếp và trực tuyến, qua đó ngân
hàng thu
thập hết các phiếu khảo sát để tổng hợp và đánh giá tổng thể về chất lượng sản
điều này để có sự chuẩn bị năng lực, đào tạo và trải nghiệm phong cách làm việc chuyên nghiệp và phối hợp tốt giữa các khối, phòng, ban của các phòng giao dịch, chi nhánh. Để góp phần cải thiện chất lượng nhân sự cần nhắc đến yếu tố văn hóa tổ chức. Những chính sách ưu đãi, những định hướng rõ ràng đã giúp cho chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên được cải thiện và đánh giá cao.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả tốt đạt được trong giai đoạn 2016-2020, ngân hàng PVComBank song cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế cần phải khắc phục về chất lượng huy động vốn để tiếp tục giúp ngân hàng duy trì sự ổn định, nhất là trong thời điểm đại dịch COVID-19 đang còn diễn biến vô cùng phức tạp.
- Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam trung dài hạn còn khá là ít, chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn, do đó nguồn vốn
huy động
thường có biến động và tính ổn định không cao.
- .Các hình thức huy động vốn khá là đơn giản và ít đa dạng: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang. Ngân hàng chỉ chú
trọng và phát triển vào những hình thức huy động này dẫn đến sự nhàm chán, đồng
thời khiến cho những hình thức đó giảm đi chất lượng theo thời gian.
- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thường chỉ chú trọng vào một số mốc kỳ hạn 3,6,9,12 tháng bởi lẽ kỳ hạn này là phương án có lợi nhất cho đa số
khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng và chưa có sự điều chỉnh phù hợp với kỳ
hạn >12 tháng.
- Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng ở mức trung bình, chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn
của ngân hàng vẫn chưa tốt
2.4.3. Nguyên nhân
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách tiền tệ như quy định trần lãi suất huy động nội, ngoại tệ nhưng khó kiểm soát được một thời gian dài dẫn đến tình trạng vượt rào lãi suất bằng nhiều hình thức diễn ra phổ biến ở ngân hàng TMCP, gây ra khó khăn trong việc huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - PVComBank
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
+ Chính sách của Hội sở vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Hệ thống chính sách truyền thông xuống chi nhánh chưa rõ ràng, đôi khi khiến chi nhánh hiểu chưa đúng về sản phẩm dịch vụ dẫn đến việc tư vấn cho khách hàng những thông tin chưa đủ tin cậy. Chính sách huy động vốn của ngân hàng chưa có nhiều sự đổi mới, sáng tạo mà chỉ có thực hiện chủ yếu theo cách truyền thống, lạc hậu.
+ Hệ thống công nghệ thông tin đang còn trong giai đoạn nâng cấp và hoàn thiện. Ngân hàng đang còn thực hiện dự án chuyển đổi số nên cơ sở vật chất tại ngân hàng vẫn đang còn trong giai đoạn nâng cấp. Khối vận hành và công nghệ thông tin vẫn đang phải khắc phục những sự cố phát sinh trong quá trình vận hành