Đắc Mạnh, Mua bán nhà đất bằng “hợp đồng ủy quyền” nhiều rủi ro, xem thêm tại:

Một phần của tài liệu Phương-Pháp luật về mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

http://landtoday.net/mua-ban-nha-dat-bang-hop-dong-uy-quyen-nhieu-rui-ro-d4553.html, truy cập ngày 03 tháng 07năm 2021.

-Thứ ba, đảm bảo trong việc quản lý thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản là một thị trường mang lại giá trị kinh tế cao và thường xuyên biến động không ngừng. Do vậy, cần nâng cao công tác quản lý thị trường này. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chẳng hạn giữa các tổ chức hành nghề công chứng với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký đất đai.

-Thứ tư, công tác tuyên truyền về vai trò của hoạt động công chứng, đây là một thủ tục vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Mặc dù, pháp luật về dân sự không còn bắt buộc việc công chứng, bởi hợp đồng vẫn có thể có hiệu lực nếu vi phạm quy định về hình thức này. Tuy nhiên, vai trò của công chứng đối với giao dịch về bất động sản là vô cùng lớn. Thông qua thủ tục này, người dân có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khi tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, giảm thiểu được rủi ro, tránh tranh chấp và ổn định thị trường bất động sản.

2.2.2. Một số kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

- Thứ nhất, đối với những hợp đồng giả cách để trốn tránh nghĩa vụ nhà

nước. Ghi nhận được thông tin từ những tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn

thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2020, những hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong đó thỏa thuận với giá “thấp” đều bị cơ quan thuế trả lại và yêu cầu điều chỉnh giá. Giải thích cho việc này, cơ quan thuế cho rằng dựa trên việc chuyện nhượng bất động sản có cùng vị trí, giá chuyển nhượng cao hơn nên cho rằng các bên thỏa thuận giá như vậy là thấp. Tuy nhiên, theo tác giả, cơ quan thuế hành động như vậy là không có cơ sở pháp luật nào, pháp luật dân sự nước ta cho phép các bên tự do thỏa thuận, miễn là những thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, do vậy việc thỏa thuận giá cả trong hợp đồng của các bên là hoàn toàn tự do.

Theo Ông Nguyễn Trí Hòa, Phó Chủ tịch Hội Công chứng viên TP.HCM, nên

điều chỉnh cách thu thuế, trước đây Nhà nước có đề ra mức thu thuế chênh lệch trên phần mua, bán. Theo đó, bên bán khi muốn điều chỉnh giá thấp thì người mua sẽ có một nỗi băn khoăn về việc sau này, khi người đó muốn bán, chuyển nhượng cho người khác với giá cao thì sẽ gây bất lợi cho họ. Khi lợi ích của bên mua và bên bán đối lập nhau thì giá mua bán, chuyển nhượng sẽ được điều chỉnh lại sao cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích hai bên. Khi đó, họ sẽ không căn cứ vào việc giá đất Nhà nước thấp để

điều chỉnh nhằm trục lợi29. Bên cạnh đó, giá mua bán-chuyển nhượng được căn cứ theo giá nhà đất ban hành của Ủy ban nhân dân, vì thế cần xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường.30

-Thứ hai, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, cá

nhân đồng bào thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ.

Pháp luật nước ta cần quy định về việc ghi thông tin về chủ sử dụng đối với quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, cá nhân đồng bào thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ. Thông tin về nguồn gốc, hạn chế của quyền sử dụng đất này cần được thể hiện trên Giấy chứng nhận, ít nhất là trong phần ghi chú để tạo điều kiện cho Công chứng viên và các cá nhân, tổ chức có liên quan khác nắm bắt được thông tin, tránh được rủi ro hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thể thức, cách trình bày, nôi dung trên Giấy chứng nhận là Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT cần sửa đổi, bổ sung thêm thông tin về nguồn gốc quyền sử dụng đất, điều kiện giao dịch, hạn chế giao dịch và những thành viên trong Hộ gia đình có quyền sử dụng đối với tài sản này.

- Thứ ba, liên quan đến rủi ro các loại hợp đồng góp vốn và hợp đồng ủy quyền. Công chứng viên với nghĩa vụ phải giải thích rõ quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên khi chứng nhận một hợp đồng, giao dịch nào đó. Vì thế, cần khuyến khích các bên phải thông qua thủ tục này, tuyên truyền cho người dân về những rủi ro khi kí kết các loại giao dịch trên. Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cần quy định siết chặt lại tình trạng kêu gọi vốn trá hình và hợp đồng giả cách như “hợp đồng ủy quyền toàn quyền đối với bất động sản”.

Một phần của tài liệu Phương-Pháp luật về mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w