HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hs thực hiện được các bước băng bó khi chảy máu mao mạch, tĩnh
mạch, động mạch.
Phương pháp dạy học: Phương pháp vấn đáp tìm tòi, dạy học nhóm, dạy học giải
quyết vấn đề, dạy học trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực thực hành phòng thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu( 10 phút)
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng :
- HS tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
Các dạng chảy máu Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch - Máu chảy ít, chậm.
3. Chảy máu động mạch - Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
HOẠT ĐỘNG 2.2:Tập băng bó vết thương
- Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.
- Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ?
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng. + Vị trí dây garô.
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước.
- Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu. - Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1. - 1 HS trình bày các bước tiến hành, - Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
1. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).
- Các bước tiến hành SGK. + Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.
2. Băng bó vết thưởng cổ tay (chảy máu động mạch) - Các bước tiến hành SGK.
+ Lưu ý :
+ Vết thương chảy máu ở động mạch (tay chân) mới được buộc garô.
+ Cứ 15 phút nới dây garô 1 lần và buộc lại.
+ Vết thương ở vị trí khác chỉ ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía trên.
4.Viết thu hoạch
Mỗi Học sinh tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho Giáo viên đánh giá Đáp án gợi y
Câu 1: Chảy máu động mạch và tĩnh mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách
xử lí? Các dạng chảy máu Biểu hiện Cách xử lí 1. Chảy máu tĩnh mạch - Máu chảy nhiều, nhanh.
- Dùng ngón cái bịt chặt vết thương trong vài phút cho đến khi máu không chảy nữa.
- Sát trùng vết thương.
- Dùng băng dán hoặc gạt để băng vết thương.
Nếu sau khi băng vết thương vẫn chảy máu, đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
động mạch
chảy nhiều, mạnh, thành tia.
ngưng chảy máu trong vài phút. - Buộc dây garo.
- Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương, băng lại.
- Đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Câu 2: Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì? Vì sao chỉ những
vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc ở chân mới dùng được biện pháp buộc dây garô?
Yêu cầu:
+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới buộc dây
garo.
+ Cứ sau 15’ nới dây garo ra và buộc lại.
+ Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng được biện pháp buộc dây garo vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garo mới có hiệu quả cầm máu cao.
Câu 3: Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay hoặc ở chân cần
được xử lí thế nào?
Những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương về phía tim.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà1. Tổng kết 1. Tổng kết
- GV đánh giá chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt. Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu (nếu có).
2. Hướng dẫn tự học ở nhà