Chính sách tiền tệ của FED ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

Một phần của tài liệu Tài liệu cơ bản về thị trường giao dịch tài chính (Trang 43 - 48)

IV. PHÂN TÍCH CƠ BẢN 1 Phân tích cơ bản là gì?

3. Chính sách tiền tệ của FED ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

Trong một nền kinh tế đang suy thoái thì các ngân hàng trung ương có xu hướng sẽ giảm lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ những gói kích thích kinh tế. Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế chống chọi lại với suy thoái. Bởi vì khi giảm lãi suất thì doanh nghiệp sẽ đỡ được những khoản chi phí vay, và doanh nghiệp cũng mạnh dạn đi vay hơn để đầu tư sản xuất, doanh nghiệp tồn tại thì nền kinh tế mới tồn tại. Doanh nghiệp đi lên thì nền kinh tế mới đi lên.

Còn ngược lại trong một nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao thì ngân hàng trung ương cũng sẽ kìm hãm nền kinh tế lại bằng cách tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ. Lãi suất cao và khó tiếp cận nguồn vốn là rào cản đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực trạng này đã làm cho nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư, thu hẹp sản xuất hoặc hoạt động cầm chừng..., hơn nữa lãi suất tăng cũng làm cho chi phí đầu vào cao hơn từ đó dẫn đến biên lợi nhuận của công ty bị giảm, mà công ty tăng trưởng giảm thì nền kinh tế giảm và tăng trưởng chậm lại.

3.1. Lịch sử lãi suất của Fed từ 2008 đến 2020

Thời gian Tỷ lệ Sự kiện Tác động

Năm 2008 22/01 3.5% GDP = 0.1% Tỷ lệ thất nghiệp = 7.3% Tỷ lệ lạm phát = 0.1% 30/01 3.0% Giảm thuế

18/03 2.25% Cứu trợ Bear Stearns

30/04 2/0%

08/10 1.5% Lehman thất bại; Góicứu trợ ngân hàng được phê duyệt 29/10 1.0% Giải cứu AIG 16/12 0.25% Tỷ lệ quỹ thấp nhấtcó thể

2008 - 2015, Fed giữ tỷ lệ ở mức 0. Cuộc suy thoái kết thúc vào tháng 6 năm 2009. Năm 2015

17/12 0.5% Tăng trưởng ổn định,Fed bắt đầu tăng lãi suất GDP = 2.9% Tỷ lệ thất nghiệp = 5.0% Tỷ lệ lạm phát = 0.7% Năm 2016

15/12 0.75% Fed duy trì tăng lãisuất ổn định

GDP = 1.6% Tỷ lệ thất nghiệp =

4.7%

Tỷ lệ lạm phát = 2.1%

Năm 2017

16/03 1.0% Tiếp tục tăng lãi suất

GDP = 2.4% Tỷ lệ thất nghiệp = 4.1% Tỷ lệ lạm phát = 2.1% 15/06 1.25% 14/12 1.5% Năm 2018

22/03 1.75% Fed hứa sẽ ngừngtăng lãi suất GDP = 2.9% Tỷ lệ thất nghiệp = 3.9% Tỷ lệ lạm phát = 1.9% 14/06 2.0% 27/09 2.25% 20/12 2.5%

Năm 2019

01/08 2.25% Giảm lãi suất mặc dùtăng trưởng GDP = 2.1% Tỷ lệ thất nghiệp =

3.5%

Tỷ lệ lạm phát = 2.3% 19/09 2.0% Lo ngại về việc tăngtrưởng chậm lại

31/10 1.75% Tăng trưởng toàn cầu chậm và lạm phát.

Năm 2020

03/03 1- 1.25% Dịch coronavirus 03/15 0-0.25% Dịch coronavirus

3.2. Ảnh hưởng đến thị trường Vàng.

Thị trường Vàng cơ bản sẽ đi ngược lại với lãi suất của USD. Khi lãi suất USD tăng lên Vàng có xu hướng giảm, khi lãi suất USD giảm đi thì Vàng có xu hướng tăng lên.

Giai đoạn 2008-2015 (Vùng màu xanh lá): Trong giai đoạn này lãi suất của USD đang ở mức thấp chỉ 0%. Vì lý do năm 2008 nước Mỹ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế làm kinh tế suy thoái nên ngân hàng trung ương có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Vàng tăng ngay lập tức từ mức khoảng 700$/oz tăng lên mức 1900$/oz vào năm 2011. Sau đó từ năm 2011 giảm lại về khoảng 1050$/oz vào năm 2015.

Giai đoạn từ 2015-2019 (Vùng màu đỏ): Trong giai đoạn này lãi suất USD từ 0% tăng lên cao nhất 2,5%. Nguyên nhân là vì nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh nên ngân hàng trung ương có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ. Chúng ta có thể thấy Vàng trong giai đoạn này trông hoạt động kém hiệu quả.

tranh thương mại Mỹ Trung cộng với đại dịch Covid 19 làm cho nền kinh tế Mỹ suy thoái và ngân hàng trung ương có xu hướng nới lõng chính sách tiền tệ hơn. Vàng ngay lập tức tăng lên 2070$/oz cao nhất mọi thời đại.

Lưu ý: Chu kỳ phản ứng tăng giá của giá Vàng diễn ra rất nhanh thường là trong vòng 1-2 năm. Nó bắt đầu từ lúc có những thông tin về chính sách tiền tệ được nới lỏng, và sẽ kết thúc sớm vào gần cuối của chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.

3.3. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán cũng sẽ tăng khi lãi suất USD giảm và cũng sẽ bị kiềm hãm đà tăng khi lãi suất USD tăng. Nhưng với thị trường chứng khoán thì đây là một chu kỳ phản ứng rất trong rất dài từ 3-5 năm.

Giai đoạn 2008-2015 (Vùng màu xanh lá): Trong giai đoạn này lãi suất của USD đang ở mức thấp chỉ 0%. Vì lý do năm 2008 nước Mỹ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế làm kinh tế suy thoái nên ngân hàng trung ương có xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ. Chỉ số SP500 rớt xuống mức thấp nhất khoảng 700 điểm. Khi lãi suất thấp được giữ trong một chu kỳ dài thì SP500 có xu hướng tăng rất bền vững từ 700 điểm lên đến 2.100 điểm tương đương 200%

Giai đoạn từ 2015-2019 (Vùng màu đỏ): Trong giai đoạn này lãi suất USD từ 0% tăng lên cao nhất 2,5%. Nguyên nhân là vì nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh nên ngân hàng trung ương có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ. Chứng khoán Mỹ trong giai đoạn này cũng hoạt động cũng kém hiểu quả và bị kìm hãm đà tăng, chỉ tăng từ khoảng vùng 1.800 điểm đếm vùng 2.900 điểm.

Giai đoạn từ 2019 đến hiện tại 03/2021 (Vùng màu xanh dương): Trong giai đoạn này lãi suất USD từ 2,5% giảm về mức 0%. Nguyên nhân lãi suất USD giảm là vì Chiến tranh thương mại Mỹ Trung cộng với đại dịch Covid 19 làm cho nền kinh tế Mỹ suy thoái và ngân hàng trung ương có xu hướng nới lõng chính sách tiền tệ hơn. Chứng khoán Mỹ hiện cũng đang tăng liên tục phá những mốc cao nhất mọi thời đại.

Một phần của tài liệu Tài liệu cơ bản về thị trường giao dịch tài chính (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w