GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VỢ NHẶT CHÍ PHÈO

Một phần của tài liệu Đề so sánh các tác phẩm văn học THPT, có đáp án (Trang 37 - 41)

Gợi ý bài làm: MB

Giới thiệu kết quả về Nam Cao và Chí Phèo, Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt. Khám phá riêng của mỗi tác giả.

TB:

1. Khám phá riêng của Chí Phèo trong Nam Cao :

-Thân phận khốn khổ của người nông dân: Chí Phèo từ đứa trẻ bỏ rơi bơ vơ, không nhà cửa, không họ hàng thân thích, làm anh canh điền cho nhà Bá Kiến rồi bị đầy vào tù.

bỏ ra ngoài xã hội loài người, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Khi thức tỉnh nhân tính, Chí Phèo khao khát trở về cuộc sống lương thiện, nhưng bị xã hội làng Vũ Đại lạnh lùng cự tuyệt. Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi phẫn.

Qua Chí Phèo, Nam Cao xây dựng một hình tượng xã hội phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng, một bộ phận người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá.

2. Khám phá riêng của Kim Lân trong Vợ nhăt

-Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng (dân ngụ cư, nghèo túng, không lấy nổi vợ, dáng đi lòng khòng.. )

-Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.. Cảnh ngộ và vợ Tràng ngồi vêu bên kho thóc, mặt lưỡi cày xám xịt.. câu chuyện nhặt được vợ của Tràng và cảnh rước nàng dâu về nhà chồng đã phơi bày sự nghèo đói và thê thảm.

3. Kết thúc của hai tác phẩm a. Khác nhau

-Truyện “Chí Phèo” bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ đã xuất hiện ở phần đầu tác phẩm khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn ngang xuống bụng và trong đầu Thị thoáng hiện ra hình ảnh lò gạch bỏ không và vắng người qua lại.

-Còn truyện “Vợ nhặt” kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong đầu Tràng : đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cũng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở những phần trước của thiên truyện.

b. Giải thích vì sao có sự khác nhau.

Do hoàn cảnh sáng tác và hoàn cảnh lịch sử : “Chí Phèo” viết trước Cách Mạng (viết năm 1940, in năm 1941) trong hoàn cảnh đêm tối của XHVN đương thời. Còn “Vợ nhặt” viết sau năm 1945 khi quần chúng đã được CM giải phóng.

Chí Phèo thuộc khuynh hướng văn học CM từ sau năm 1945 có khả năng và cần thiết phải chỉ ra chiều hướng phát triển tích cực của đời sống XH.

Kết thúc của Chí Phèo đầy ám ảnh góp phần tạo nên kết cấu theo kiểu vòng tròn, thể hiện sự bế tắc của số phận người nông dân, đồng thời cho thấy hiện tượng Chí Phèo vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội cũ. Còn kết thúc “Vợ nhặt” mở ra một hướng giải thoát cho số phận các nhân vật, chỉ ra con đường sống của người nông dân và cho thấy khi bị đẩy vào tình trạng đói khát đường cùng thì những người nông dân nghèo khổ sẽ hướng đến cách mạng.

a. Của “Chí Phèo”

- Tố cáo tội ác của xã hội cũ đẩy người nông dân lương thiện vào tình trạng tha hoá, lưu manh hoá, huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình của con người và khi trở về với cuộc sống lương thiện thì bị xã hội lạnh lùng cứ tuyệt.

- Từ đó cất lên tiếng kêu khẩn thiết đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho những người cùng khổ thuộc xã hội.

Thể hiện niềm tin và bản chất lương thiện của người lao động. Khẳng định khát vọng lương thiện của họ ngay cả khi bị đẩy vào tình trạng lưu manh hoá. Với “Chí Phèo”, Nam Cao là nhà văn đồng tình với khát vọng lương thiện của con người.

b. Của “Vợ nhặt”

- Sự cảm thông với tình trạng đói khổ cùng cực của người dân lao động như nằm bên bờ vực thẳm của cái chết.

- Khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động. Trong cảnh cùng đường đói khát, họ vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau.

- Thể hiện khát vọng đầy tính nhân bản của con người. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, người lao động vẫn không bao giờ mất hết niềm tin; vẫn khao khát có một mái ấm gia đình, khát khao về hạnh phúc, họ không nghĩ về cái chết mà chỉ nghĩ về sự sống.

SO SÁNH VIỆT BẮC- ĐẤT NƯỚC

ĐỀ: Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau: “Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu….” (Trích: Việt Bắc - Tố Hữu)

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm…” (Trích: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

_________

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Trích dẫn hai đoạn thơ

+ Lần lượt phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ. • Trong đoạn thơ trong bài Việt Bắc:

tình cảm sâu nặng của Cán bộ cách mạng với người dân Việt Bắc biểu hiện qua: + Cách ngắt nhịp 3/3 “ta với mình, mình với ta” làm cho người đọc cảm nhận, “ta với mình tuy hai mà một gắn bó không thể tách rời”. Cấu trúc so sánh và tăng tiến “lòng ta….đinh ninh”nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của người Cán bộ.

+ Câu “Mình đi mình lại nhớ mình” không chỉ là câu hỏi mà còn là lời tâm tình tự nhủ, nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cuộc sống của bản thân mình.

+ Cách so sánh đặc biệt “bao nhiêu… bấy nhiêu”cụ thể hóa tình cảm của người Cán bộ.

• Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”:

- Cần làm nổi bật được Đất Nước là những không gian thân quen, gần gũi gắn bó với cuộc sống của mỗi người: là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi gieo mầm cho hạt giống tình yêu, là nơi mang nỗi tâm tư của người con gái.

- Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật chiết tự, điệp cấu trúc, chất liệu văn học dân gian… + Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn.

• Tương đồng.

-Thể hiện tình cảm gắn bó quê hương đất nước.

-Vận dụng sáng tạo chất liệu dân gian (ca dao) để thể hiện ý nghĩa sâu sắc..

- Hình thức thể hiện mang tính chất tình cảm lứa đôi nhưng mục đích hướng đến lsị là tình cảm chung-tình cảm đối với quê hương, Cách mạng.

- Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, bừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.

• Khác biệt

- Việt Bắc ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn thành, khung cảnh được tái hiện phù hợp với không khí chia tay lịch sử ngay sau khi chiến thắng, khi Trung ương chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Chủ yếu thể hiện tình cảm gắn bó của người Cán bộ với Việt Bắcđề cao ân tình Cách Mạng. Hình thức đối thoại đồng thời là lời tự hứa khẳng định tấm lòng thủy chung của người ra đi. Thơ lục bát, kết cấu đối đáp “mình-ta”đoạn thơ đậm tính dân tộc.

-Đất Nước ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn khốc liệt. Chủ yếu thể hiện Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất của mỗi con

ngườikhơi gợi lòng yêu nước, góp phần thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị tạm chiến miền Nam. Hình thức là lời trò chuyện tâm tình đã thuyết phục người nghe. Thể thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ.

Một phần của tài liệu Đề so sánh các tác phẩm văn học THPT, có đáp án (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w