nhà kính giống nhau.
Sai. Một trong ba căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ
các chất ODS là: Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này cũng được cụ thể hoá trong Công ước viên. Theo đo các quốc đang phát triển và chậm phát triển có quyền trì hoãn 10 việc thực hiện công ước.
NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 6 Bài tập 1
Công ty A là một doanh nghiệp của nước ngoài có nhu cầu xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản tại Việt Nam.
Hỏi:
1. Công ty A có thuộc đối tượng được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản hay không? Tại sao?
2. Nếu được cấp thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho công ty A?
3. Giả sử sau thăm dò, công ty A có nhu cầu xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì công ty A có thuộc đối tượng được cấp giấy phép khai thác hay không? Tại sao?
4. Quyền và nghĩa vụ của công ty A trong trường hợp được cấp giấy phép thăm dò và khai thác khoáng sản?
Bài tập 2
Tháng 01/2019 bà B (là người Việt Nam) triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước tinh khuyết đóng chai có công suất 2.500 m3 nước/năm. Hỏi: a. Dự án trên có phải ĐTM và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường không? Tại sao? Giả sử dự án trên thuộc đối tượng ĐTM thì cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM? Vì sao?
b. Trong quá trình hoạt động, bà B để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất gây ô nhiễm môi trường. Hành vi trên có vi phạm không? Vì sao? Giả sử hành vi trên vi phạm thì ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Tại sao?
c. Trong quá trình hoạt động bà B có nhu cầu đầu tư vào hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản từ các doanh nghiệp trong nước. Hỏi nhu cầu trên của bà B có được phép thực hiện không? Vì sao? Nếu được thì bà B có cần phải đáp ứng điều kiện nào không? Tại sao?.
Bài tập 3
rượu X. Mặt khác, trong quá trình kiểm tra đột xuất này, phía công ty không xuất trình được giấy phép xả thải. Khi kiểm tra, các trinh sát đã phát hiện công ty không trang bị hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Toàn bộ nước thải sản xuất phát sinh đều được xả ra hệ thống mương hở, không qua bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào. Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra còn phát hiện công ty không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải từ tháng 10 năm 2010.
Bằng kiến thức pháp luật môi trường, anh chị hãy giải quyết vụ việc trên. Bài tập 4
Tháng 3/2019, Công ty cổ phần dịch vụ S bị lực lượng cảnh sát môi trường, Công an tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả nước thải ra rạch B. Qua kết quả điều tra, Trưởng Phòng cảnh sát môi trường kết luận: công ty cổ phần dịch vụ S đã không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định; xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản lý chất thải nguy hại; xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/ngày (24 giờ). Hỏi:
a. Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao? b. Hãy xử lý các hành vi vi phạm của công ty S.
c. Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao? Bài tập 5
Ngày 01/4/2018, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Sở
Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định. Ngày 13/6/2018, Chủ tịch UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường. Hỏi: a. Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?
b. Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?
c. Công ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu đồng là đúng hay sai? Tại sao?
d. Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là đúng thẩm quyền hay không? Tại sao?
e. Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G không? Tại sao?
Bài tập 6
Tháng 04/2019 doanh nghiệp A (là doanh nghiệp Việt Nam) triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất nước lọc có công suất 3.000 m3 nước/năm. Doanh nghiệp A dự định nhập khẩu thủy tinh ở dạng khối để phục vụ cho hoạt động xây dựng nhà máy. Dự kiến hoạt động của nhà máy khi vận hành có phát sinh chất thải nguy hại. Hỏi:
d. Dự án trên có thuộc đối tượng ĐTM không? Vì sao? Giả sử dự án trên phải ĐTM thì doanh nghiệp A có thể tự lập báo cáo ĐTM được không? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM? Tại sao?
e. Giả sử khi đi vào hoạt động, Doanh nghiệp A không đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Hành vi trên của Doanh nghiệp A có vi phạm không? Vì sao? Giả sử hành vi trên vi phạm thì ai có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính? Tại sao?
f. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp A muốn thuê rừng sản xuất để thực hiện sản xuất lâm nghiệp. Hỏi doanh nghiệp A có thuộc đối tượng được cho thuê không? Nếu có thì được thuê dưới hình thức nào? Ai có thẩm quyền quyết định cho thuê? Tại sao?
NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 1 A. Câu lý thuyết
1. Phân biệt Luật Môi trường và Luật BVMT? Nêu ý nghĩa của việc phân biệt giữa định nghĩa môi trường theo nghĩa rộng và môi trường theo Luật BVMT?
3. Phân tích nguyên tắc phát triển bền vững và cho ý kiến bình luận về sự thể hiện của nguyên tắc này trong các quy định của pháp luật Việt Nam - Khái niệm: Khoản 4 Điều 3 LBVMT 2014
- Cơ sở xác lập:
- Yêu cầu của nguyên tắc
4. Phân tích yêu cầu của nguyên tắc môi trường là thể thống nhất và bình luận về sự thể hiện cùa nó trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam
5. Hiện nay người dân có thể thực hiện quyền được sống trong một môi trường trong lành thông qua những quyền cụ thể nào? Hãy đánh giá việc thực hiện các quyền này trên thực tế?
6. Hãy phân biệt nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng? Cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau này.
7. Nêu và bình luận một số quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực thi quyền con người được sống trong một môi trường trong lành.
8. Phân biệt hành vi trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với tiền phải trả do xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường? 9. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được xem và trường hợp nào không được xem là tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm theo nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)? Giải thích tại sao?
• Thuế bảo vệ môi trường
• Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • Phạt vi phạm hành chính về môi trường • Thuế tài nguyên
• Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra
• Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản • Lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản
NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 3 Nhận định sau đúng sai? Giải thích vì sao? Nêu cơ sở pháp lý?
1. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
2. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.
4. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
5. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
6. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
8. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 9. Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý lý chất thải nguy hại đều phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
10. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường.
11. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu.
12. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
13. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố.
14. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
15. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
16. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
17. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh.
18. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ.
19. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh
20. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
21. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB.
22. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật. 23. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
24. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
25. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
26. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản.
27. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
28. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
29. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
30. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
31. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản
32. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
33. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
34. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước. 35. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
NỘI DUNG THẢO LUẬN MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG BUỔI 4
Nhận định sau đúng sai? Giải thích tại sao Nêu rõ cơ sở pháp lý (nếu có)? 1. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên.
2. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
3. Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
4. Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá.
5. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
6. Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính. 7. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
8. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án. 9. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.
10. Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.
11. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
12. Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ích môi trường của quốc gia khác.
13. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
14. CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ôzôn.
15. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau.
16. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau.
17. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục.
18. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục. 19. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới. Bài tập 1
Tháng 7/2016, một dự án xây dựng nhà máy dệt nhuộm vải có công suất dệt nhuộm 40 triệu m2/năm, đầu tư tại tỉnh A và B. Dự án dự định khai thác nước
ngầm có quy mô 1.500m3/ngày đêm đồng thời xả nước thải với khối lượng 1.200m3/ngày đêm.
a. Anh, chị hãy cho biết nghĩa vụ pháp lý cơ bản nhất về bảo vệ môi trường của chủ dự án.
ĐTM vì thuộc điểm c khoản 1 Điều 18 LBVMT 2014 và mục 87 Phụ lục