Không có câu văn mang luận điểm.

Một phần của tài liệu Đề luyện thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP HCM đề số 2 (bản word kèm giải) (Trang 27 - 29)

Phương pháp giải: Căn cứ đặc điểm văn bản nghị luận.

Giải chi tiết: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” là câu văn mang luận điểm, khái quát nội dung chính mà tác giả sẽ triển khai sau đó.

Câu 14 (NB): “Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một

nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?” (Theo Khái Hưng). Câu nghi vấn trong đoạn trên dùng để làm gì?

A. Để hỏi. B. Để cầu khiến. C. Để bộc lộ cảm xúc. D. Để khẳng định. Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu nghi vấn Phương pháp giải: Căn cứ bài Câu nghi vấn

Giải chi tiết: - Câu nghi vấn ngoài chức năng để hỏi còn được sử dụng với một số chức năng khác như để khẳng định, phủ định, cầu khiến, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,…

- Câu nghi vấn trong đoạn văn trên được dùng để cầu khiến.

Câu 15 (NB): Trong các câu sau:

I. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

II. Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép, đăm chiêu nhìn bức tranh treo trên tường III. Các từ in-tơ-net, tráng sĩ, ga-ra đều là từ mượn.

IV. “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị. Những câu nào mắc lỗi:

A. I và II B. I, III và IV C. III và IV D. I và IV Phương pháp giải: Căn cứ bài Tuyên ngôn độc lập, Danh từ Phương pháp giải: Căn cứ bài Tuyên ngôn độc lập, Danh từ

Giải chi tiết: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1790 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

=> Sai năm ra đời bản tuyên ngôn, năm đúng là 1791. “con, viên, thúng, tạ, nhà” là các danh từ chỉ đơn vị.

=> Các từ “con, viên, thúng, tạ” là danh từ chỉ đơn vị, nhưng “nhà” là danh từ chỉ sự vật.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh” (trích “Tiếng Việt”- Lưu Quang Vũ)

Câu 16 (NB): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm

Phương pháp giải: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học

Giải chi tiết: - Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Câu 17 (NB): Văn bản trên thuộc thể thơ nào?

A. Tự do B. Bảy chữ C. Tám chữ D. Lục bát

Phương pháp giải: Căn cứ vào các thể thơ đã học

Giải chi tiết: - Thể thơ tự do:

+ số tiếng trong một câu không hạn chế + số câu trong một khổ không hạn chế

+ không có niêm, luật,..

Câu 18 (NB): Đoạn trích sử dụng bao nhiêu câu so sánh?

A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu

Phương pháp giải: Dựa vào bài so sánh

Giải chi tiết: Các câu so sánh trong đoạn trích:

+ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa + Óng tre ngà và mềm mại như tơ

+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát + Như gió nước không thể nào nắm bắt

Câu 19: Tiếng Việt được cảm nhận trên những phương diện nào?

A. Hình B. Thanh C. Hình và thanh D. Âm và điệu

Phương pháp giải: đọc, tìm ý

Giải chi tiết: - Bằng các biện pháp so sánh, liên tưởng đầy thú vị, tác giả đã hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh cụ thể. Từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt ở cả hai phương diện hình và thanh.

Câu 20: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh cụ thể.

B. ình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào của tác giả dành cho vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng

Việt.

Một phần của tài liệu Đề luyện thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP HCM đề số 2 (bản word kèm giải) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w