Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp một cặp gen: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa Đời con có 3 kiểu gen; 2 kiểu hình.
Giải chi tiết:
Phép lai: AaBbDd × AaBbDd; mỗi bên P dị hợp 3 cặp gen. Đời con có:
+ Số kiểu gen: 33 = 27 + Số kiểu hình: 23 = 8
Câu 82 (TH): Điều nào không đúng đối với vai trò của nhân bản vô tính ở động vật? A. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.
C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan
tương ứng.
D. Để cải tạo và tạo giống mới.Phương pháp giải: Phương pháp giải:
Quy trình nhân bản vô tính:
Bước 1. Tách tế bào sinh dưỡng (2n) của động vật cho nhân nuôi trong phòng thí nghiệm (là tế bào tuyến vú trong công nghệ tạo cừu Doly).
Bước 2. Tách trứng của 1 động vật khác, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng.
Bước 3. Chuyển nhân của tế bào động vật cho nhân vào trong tế bào chất của tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.
Bước 4. Nuôi cấy tế bào trứng đã được chuyển nhân trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để trứng phân chia, phân cắt tạo ra phôi.
Bước 5. Chuyển phôi vào trong tử cung của 1 động vật khác để động vật này mang thai. Sau 1 thời gian mang thai (giống tự nhiên), động vật này sẽ sinh được con non có kiểu hình của động vật cho nhân.
Phát biểu sai là D
Nhân bản vô tính không tạo ra giống mới, nhân bản vô tính tạo ra cá thể mang gen giống với tế bào cho nhân.
Câu 83 (NB): Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với các quốc gia nào sau đây
A. Thái Lan, Lào, Mianma B. Trung Quốc, Thái Lan, MianmaC. Lào, Campuchia, Thái Lan D. Trung Quốc, Lào, Campuchia C. Lào, Campuchia, Thái Lan D. Trung Quốc, Lào, Campuchia Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và lãnh thổ, trang 13 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia - Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400km
- Đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2100km
- Đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km
Câu 84 (TH): Đặc điểm đúng với địa hình đồi núi nước ta
A. đồi núi trung bình chiếm ưu thế tuyệt đối B. sự phân bậc địa hình biểu hiện rất mờ nhạt C. núi cao trên 2000m chiếm 1% D. chủ yếu là cao nguyên và đồng bằng duyên hải C. núi cao trên 2000m chiếm 1% D. chủ yếu là cao nguyên và đồng bằng duyên hải Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi, trang 29 sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
- Đáp án A: nước ta có địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (dưới 1000m) => nhận định A sai
- Đáp án B: địa hình có tính phân bậc rõ rệt theo độ cao => nhận định B sai
- Đáp án C: địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước => nhận định C đúng - Đáp án D: đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nước ta => nhận định D sai
Câu 85 (VD): Phương hướng khai thác nguồn hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng
biển và thềm lục địa nước ta là
A. Đánh bắt ven bờ. B. Trang bị vũ khí quân sự. C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ. D. Đánh bắt xa bờ. C. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ. D. Đánh bắt xa bờ.
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, sgk Địa lí 12
Giải chi tiết:
Phương hướng khai thác nguồn hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là khai thác xa bờ. Nguồn lợi thủy sản ven bờ nước ta đã suy giảm nhiều, việc đánh bắt xa bờ vừa giúp bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ, vừa góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển, vùng trời và thềm lục địa.
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Theo em, tại sao cha ông ta lại nói “chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”?
A. Do tháng 2 là thời điểm miền Bắc nước ta chịu hạn hán sâu sắc. B. Do đây là thời kì hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. B. Do đây là thời kì hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. C. Do đây là thời kì hoạt động của bão và dải hội tụ gây mưa lớn. D. Do tháng 2 nước ta chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng. Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn
Giải chi tiết:
Lúa trổ vào tháng 2 (âm lịch) là thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh giá (miền Bắc nước ta), khiến lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”. Đây là khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta vào thời kì mùa đông.
Câu 87 (NB): Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền
vào cuối năm 1917 khi
A. Khi Chính phủ lâm thời tư sản đã suy yếu, không đủ sức chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân. B. Khi quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích B. Khi quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích
Nga.