D sai, vai trò của ống sinh hàn là ngưng tụ este tránh thất thoát sản phẩm.
A. Polibutađien B Poli(vinyl clorua) C Xenlulozơ D Protein Phương pháp giải:
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về phản ứng thủy phân este.
Giải chi tiết:
A sai, vì phản ứng thủy phân este trong MT axit không được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
B đúng.
C sai, phản ứng thủy phân este trong MT axit là thuận nghịch nên luôn còn 1 lượng este dư do đó bình 1không đồng nhất. không đồng nhất.
D sai, vai trò của ống sinh hàn là ngưng tụ este tránh thất thoát sản phẩm.
Câu 136 (TH): Polime nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ?
A. Polibutađien. B. Poli(vinyl clorua). C. Xenlulozơ. D. Protein. Phương pháp giải: Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về polime.
Giải chi tiết:
A: Polibutadien (-CH2-CH=CH-CH2-)n → chứa C, H. B: Poli(vinyl clorua) (-CH2-CHCl-)n → chứa C, H, Cl. C: Xenlulozơ (C6H10O5)n → chứa C, H, O.
D: Protein → chứa C, H, O, N.
Câu 137 (VD): Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 thu được 47,3 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH thấy có 0,3 mol NaOH phản ứng. Khối lượng hỗn hợp muối là
A. 88,8. B. 135,9. C. 139,2. D. 69,6.
Phương pháp giải:
Viết PTHH phản ứng nhiệt phân muối nitrat ⟹ Chất rắn Y gồm Fe2O3 và Al2O3. Khi cho Y vào NaOH thì chỉ có Al2O3 phản ứng; từ mol NaOH ⟹ số mol Al2O3. Từ khối lượng chất rắn Y ⟹ khối lượng Fe2O3 ⟹ số mol Fe2O3.
Sử dụng bảo toàn nguyên tố Fe, Al để tính số mol Fe(NO3)2, Al(NO3)3 trong hỗn hợp ban đầu. Tính giá trị của m.
Giải chi tiết:
2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + 0,5O2 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2
⟹ Chất rắn Y gồm Fe2O3 và Al2O3
Khi cho Y vào NaOH thì chỉ có Al2O3 phản ứng 2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O.
0,3 → 0,15
⟹ mAl2O3 = 102.0,15 = 15,3 gam
⟹ mFe2O3 = mchất rắn - mAl2O3 = 47,3 - 15,3 = 32 gam ⟹ nFe2O3 = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe ⟹ nFe(NO3)2 = 2nFe2O3 = 0,4 mol ⟹ mFe(NO3)2 = 72 gam Bảo toàn nguyên tố Al ⟹ nAl(NO3)3 = 2nAl2O3 = 0,3 mol ⟹ mAl(NO3)3 = 63,9 gam ⟹ m = mFe(NO3)2 + mAl(NO3)3 = 135,9 gam.
Câu 138 (TH): Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần. B. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.
C. Tăng dần. D. Giảm dần đến tắt.
Giải chi tiết:
+ Khi CO2 vào thì ban đầu nước vôi trong dư so với CO2 nên ion Ca2+ dần đến hết vì bị kết tủa thành CaCO3
⟹ lượng ion trong dung dịch giảm dần về 0
+ Khi CO2 dư thì kết tủa lại bị hòa tan, tạo thành ion Ca2+ và HCO3- ⟹ lượng ion tăng dần
Vậy đèn có độ sáng giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.
Câu 139 (TH): Cho cân bằng sau: C(r) + H2O (k) ⇄ CO(K) + H2 (k) (ΔH > 0). Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng?