Sự biến đổi biên độ ngày của nhiệt độ theo chiều cao

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình (Trang 27 - 30)

Nhiệt độ ngày theo chiều cao biến thiên phụ thuộc vào độ cao. Nơi càng cao so với mực nước biển thì nhiệt độ càng thấp, biên độ nhiệt ngày lớn, thời gian đạt mức nhiệt lớn nhất trong ngày chậm hơn. Ngược lại, nơi càng thấp so với mực nước biển thì nhiệt độ càng cao, biên độ nhiệt ngày nhỏ, thời gian đạt mức nhiệt lớn nhất nhất trong ngày sớm hơn.

Ở miền Bắc nước ta, biên độ nhiệt cao nhất là vào mùa hè, cuối thu, đầu đông. Biên độ nhiệt thường rơi vào khoảng 12,6°C.Còn ở miền Nam thì biên đô nhiệt không có sự chênh lệch lớn. Biên độ nhiệt thường vào khoảng 3,2°C.

Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

28

2.1. Ở lục địa

Lục địa là nơi có sự biến thiên nhiệt độ lớn nhất. Biên độ nhiệt cao nhất và thấp nhất đều nằm trong lục địa.

Nhiệt độ không khí biến đổi trong quá trình một ngày cùng với nhiệt độ mặt đất. Vì không khí nóng lên và lạnh đi do mặt đất. Do đó nếu càng ở trên cao so với mặt đất thì không khí càng loãng, tức là sự hấp thu ánh sáng càng giảm, dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ.

Ở nơi có độ cao 500 mét so với mực nước biển, biên độ dao động ngày của nhiệt độ còn bằng khoảng 50% biên độ ở gần mặt đất, thời điểm đạt mức nhiệt cao nhất và thấp nhất xuất hiện sau hơn 1,5 – 2 giờ so với thời gian ở bề mặt đất. Ở độ cao 1km so với mực nước biển, biên độ ngày của nhiệt độ khoảng 1 – 2°C. Ở độ cao 2 – 5km so với mực nước biển, biên độ ngày của nhiệt còn khỏng từ 0,5 – 1°C, còn thời điểm nhiệt lớn nhất vào ban ngày xuất hiện khi về chiều.

2.2. Ở đại dương

Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn, do khả năng hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. Càng xa đại dương, biên độ nhiệt càng tăng do tính chất lục địa tăng dần.

Nguồn nhiệt từ mặt trời ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của biển và đại dương. Càng gần xích đạo thì nhiệt độ nước biển càng cao và càng gần về hai cực thì nhiệt độ càng thấp.

Biên độ ngày của nhiệt độ trong đại dương tầng vài km dưới cùng ít nhiều tăng theo chiều cao, tuy biểu hiện rất nhỏ. Thậm chí ở phần trên tầng đối lưu và trong tầng bình lưu vẫn còn nhiệt độ không lớn và được xác định bởi các quá trình hấp thụ cũng như phát xạ của không khí chứ không do ảnh hưởng của mặt đất.

Biên độ ngày của nhiệt độ đại dương có tác động tới biên độ của nhiệt độ không khí phía trên tại mặt tiếp xúc. Nếu biên độ ngày của nhiệt độ đại dương giảm thấp thì biên độ ngày của nhiệt độ không khí cũng giảm thấp theo. Tuy nhiên, dù chịu ảnh hưởng của mặt biển nhưng biên độ nhiệt ngày của không khí vẫn cao hơn so với đại dương. Biên độ nhiệt ngày tại đại dương khoảng 0,1°C nhưng ở không khí trên bề mặt biển biên độ rơi vào khoảng 1 – 1,5°C.

Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

29

2.3. Ở vùng núi

Trên đỉnh núi, sườn núi và đồi biên độ ngày của nhiệt độ thấp do ở những vùng địa hình nhô cao, không khí ít tiếp xúc với mặt đất và luôn có khối khí mới nhanh chóng thổi qua. Hơn nữa còn do nhiệt độ giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm xuống khoảng 0,6°C.

Hình 18. Nhiệt độ giảm theo độ cao

Là nơi chịu ảnh hưởng từ mặt đất lớn hơn trong không khí trên cùng một độ cao, biên độ ngày của nhiệt độ giảm theo chiều cao chậm hơn. Trên những đỉnh núi có độ cao 3000m hoặc cao hơn, biên độ ngày khoảng 3 – 4°C. Ở vùng cao nguyên cao, biên độ ngày của nhiệt độ gần bằng ở vùng thấp vì ở đây bức xạ hấp thụ và bức xạ hữu hiệu lớn.

Khí tượng khí hậu học đại cương – Nhóm 8

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa Lý 12 chuyên sâu, Thư viện sách học, sachhoc.com.u

[2]. 2020, Biên độ nhiệt là gì? Cách tính biên độ nhiệt trung bình năm, Đại Dương Corp.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Địa Lý 10, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016, Địa Lý 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Địa lý 12, Bài 9-10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, iDialy.

[6]. Lê Thông, (2019), Địa lý 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Cần Thơ.

[7]. 2019, Nguồn gốc, phạm vi hoạt động, thời gian hoạt động, hướng gió, kiểu thời tiết đặc trưng của từng loại gió ở nước ta, vnkienthuc.

[8]. 2017, Tìm hiểu một số vần đề về chế độ nhiệt của khí hậu Việt Nam, 123docz.

[9]. Trần Công Minh, (2017), Khí hậu và khí tượng đại cương, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

[10]. Tài liệu chuyên sâu bồi dưỡng HSG Địa Lí 12, Tài liệu Địa Lý miễn phí, iDiaLy.com.

[11]. 2021, Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Thư ký pháp lý.ư

[12]. 2015, Yếu tố nhiệt độ các nhân tố ảnh hưởng tới yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam,

123docz.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)