Bài toán ngăn chặn thông tin sai lệch đa chủ đề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương pháp ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch đa chủ đề trên mạng xã hội (Trang 37)

3. Cấu trúc luận văn

2.2 Bài toán ngăn chặn thông tin sai lệch đa chủ đề

Bài toán này được đề xuất và nghiên cứu sau khi xem xét thực tế quá trình lan truyền của một thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Thông tin sai lệch luôn bắt đầu từ một số tài khoản nhất định (có thể coi như đỉnh “nguồn” phát tán thông tin sai lệch). Những tài khoản này được lập ra với nhiều mục đích, chủ sở hữu thường là các cá nhân, tổ chức có tư tưởng lệch lạc, phản động, và thông tin sai lệch thường là những thông tin bị bóp méo hoặc những thông tin không rõ ràng, vô căn cứ. Từ những tài khoản (đỉnh) bắt đầu này, thông tin sẽ được lan truyền bởi những tài khoản có liên kết với chúng, thường là những tài khoản có mối quan hệ nhất định với nhau. Thông tin này ban đầu có thể không tác động tới các tài khoản xung quanh, tuy nhiên nếu tần suất xuất hiện ngày càng nhiều từ nhiều nguồn khác nhau thì chính các tài khoản lân cận có thể sẽ tiếp nhận thông tin đó, và từ đó trở thành một nguồn phát thông tin sai lệch mới. Nếu quá trình này tiếp diễn, thông tin này dần dần sẽ lan truyền sang toàn bộ một cộng đồng, hoặc thậm chí là toàn MXH. Với một mạng xã hội đã biết nguồn phát thông tin sai lệch cho trước, bài toán tập trung vào việc chặn một tập hợp các đỉnh trong đồ thị 𝐺 để số lượt bị nhiễm cuối cùng được giảm thiểu để có thể tối thiểu hóa tác hại của lan truyền thông tin sai lệch. Một đỉnh bị chặn không thể bị lây nhiễm bởi bất kỳ đỉnh nào khác và nó cũng không thể lây nhiễm cho bất kỳ đỉnh nào khác. Để chặn một đỉnh

𝑣 trong đồ thị, chúng ta chỉ cần đặt trọng số cho tất cả các cạnh đến thành 𝑣 và các cạnh đi từ 𝑣 đến không.,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu phương pháp ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch đa chủ đề trên mạng xã hội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)