DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu 6.TLHT môn CNXH KH (Trang 57)

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

4.1.1. Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ

Quan niệm về dân chủ và nền dân chủ Dân chủ và thực hiện dân chủ là nhu cầu khách quan của con người. Ngay từ xã hội công xã nguyên thủy, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã biết tự tổ chức ra những hoạt động có tính cộng đồng, các thành viên công xã đều bình đẳng tham gia vào mọi công việc của xã hội. Việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng và phế bỏ những người đứng đầu nếu không thực thi đúng những qui định chung được giao cho mọi thành viên công xã quyết định thông qua đại hội nhân dân. Đây được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác của những tổ chức cộng đồng tự quản trong xã hội chưa có giai cấp.

Trong nền dân chủ sơ khai của Aten, Hy Lạp (khoảng thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ IV tr.CN), thuật ngữ dân chủ (demokratos) được ghép từ chữ nhân dân (Demos) và quyền lực (Kratos) để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Aten sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 tr.CN, với nghĩa là quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi người dân đều có quyền tham gia vào việc lựa chọn người đứng đầu, mà chỉ những người nắm giữ tư liệu sản xuất của xã hội, như chủ nô, quý tộc,... Còn đại đa số các tầng lớp nhân dân lao động và nô lệ thì không có quyền tham gia vào việc lựa chọn người đứng đầu. Đó chính là nền dân chủ chủ nô. Việc xã hội loài người chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của dân chủ. Dân chủ với tư cách quyền lực của nhân dân được thực hiện bởi những tổ chức tự quản một cách tự nguyện, theo truyền thống đã

Một phần của tài liệu 6.TLHT môn CNXH KH (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w