Như đã trình bày trên, rõ ràng với sự phát triển tất yếu báo chí theo xu hướng hiện đại thì tất yếu người làm báo nói chung và báo phát thanh nói riêng phải hiện đại theo. Nếu không sẽ bị tụt hậu và không bắt kịp xu thế.
Với một nhà báo phát thanh nếu như trước đây chỉ cẩn đi làm sao để viết bài cho thật hay và sử dụng thành thạo chiếc máy ghi âm thì bây giờ không chỉ có thế. Nhà báo phát thanh viết tốt là mà còn phải biết làm tất cả các khâu và sử dụng thành thạo các loại phương tiện khác nữa như máy ảnh, máy quay,…Điều quan trọng nhất là họ phải nắm và làm được tất cả các bước để thiện tác phẩm của mình, từ lúc lấy tin cho đến phát sóng, tức là họ vừa phải là một phóng viên, một biên tập viên, một kí thuật viên, và thể hiện được tác phẩm của mình như là một phát thanh viên.
Tóm lại, làm việc trong xu thế hiện đại và hội nhập, nhà báo phải không ngừng học hỏi tiếp thu để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của mình, nhạy bén và linh hoạt thay đổi trước những thay đổi của thời đại.
KẾT LUẬN
Đầu tiên có thể khằng định rằng tương lai của phát thanh vẫn rất tươi sáng.
Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự phát triển nhanh chóng của truyền thông, các loại hình báo chí lần lượt ra đời và mang theo những ưu điểm nổi bật. Không những thế, các loại hình báo chí còn không ngừng tìm cách thích ứng, phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của mình. Có người đã đưa ra khẳng đinh ngay sau khi truyền hình ra đời rằng trong tương lai không xa báo phát thanh sẽ biến mất. Nhưng sự thật thì cho đến bây giờ khi báo mạng điện tử – loại hình đứng số 1 về tốc độ cung cấp thông tin ra đời thì báo phát thanh vẫn tồn tại và phát triển. Vì sao vậy ? Bởi nó luôn không ngừng vận động để thay đổi mình phù hợp với xu thế hiện đại mà các xu thế được nêu ra trên đây là những minh chứng rõ ràng nhất.
Mặt khác, báo phát thanh còn luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước về mọi mặt từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến nguồn nhân lực, sự hợp tác quốc tế…..và trên hết là vì báo phát thanh vẫn luôn nhận được sự tin yêu đón nhận từ công chúng. Đó cũng là động lực lớn nhất để phát thanh có thể tồn tại và phát triển ngày càng hiện đại trong xu thế hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Báo chí và Tuyên tryền, Đài Tiếng nói VIệt Nam - Báo
phát thanh, Hà Nội-2002.
2. Phạm Thanh Tịnh – Lịch sử báo chí thế giới. Nhà xuất bản chính trị
- hành chính. Hà Nội – 2011.
3.Ts Nguyễn Thị Trường Giang - Đạo đức nghề nghiệp nhà báo . Nhà
xuất bản chính trị - hành chính. Hà Nội -2011 4. http://www.songtre.tv/
MUC LUC
PHẦN MỞ ĐẦU...1
PHẦN NỘI DUNG...5
CHƯƠNG I: CÁC VẦN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT THANH HIỆN ĐẠI ...5
1. Khái niệm báo phát thanh...5
2. Đặc điểm của phát thanh...5
2.1. Ưu điểm...6
2.2. Nhược điểm, hạn chế cơ bản của báo phát thanh...9
3. Các yếu tố của phát thanh hiện đại...10
CHƯƠNG II: CÁC XU HƯỚNG CỦA PHÁT THANH HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM...15
1. PHÁT THANH SÔ...15
1.1 Vài nét về Phát thanh số...15
1.2 Tính tất yếu phải chuyển sang phát thanh số...17
1.3 Các tiêu chuẩn của phát thanh số...18
1.4 Mô hình khai thác phát thanh số tại Việt Nam...21
1.5 Mục tiêu của phát thanh số tại Việt Nam...21
2. PHÁT THANH TRỰC TIẾP (PTTT)...23
2.1. Về sự hình thành và phát triển...23
2.2 Những quan niệm và đặc điểm của phát thanh trực tiếp...25
2.2.1 Những quan niệm về phát thanh trực tiếp...25
2.2.2 Đặc điểm của phát thanh trực tếp...27
2.3 Yêu cầu khi thực hiện chương trình PTTT...29
2.4 Tính tất yếu cả xu thế PTTT ở nước ta...30
2.5 Phát thanh trực tiếp ở Việt Nam...31
3. PHÁT THANH INTERNET...35
3.2 Ưu điểm của phát thanh internet...37
3.3 Nhược điểm của phát thanh internet...40
4. PHÁT THANH THỰC TẾ...40
4.1 Vài nét về truyền hình thực tế ở Việt Nam...40
4.2 Phát thanh thực tế...41
4.2.1 Ưu điểm của phát thanh thực tế...42
4.2.2 Nhược điểm của phát thanh thực tế...43
5. PHÁT THANH HỘI TU...44
5.1 Một số khái niệm liên quan...44
5.2 Phát thanh hội tụ...45
5.2.1 Đặc điểm của phát thanh hội tụ...45
5.2.2 Yêu cầu của phát thanh hội tụ...47
6. PHÁT THANH CÓ HÌNH ( PTCH)...48
6.1 Vài nét về PTCH...48
6.2 Ưu điểm của PTCH...49
6.3 Yêu cầu của PTCH...50
CHƯƠNG III – CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN PHÁT THANH HIỆN ĐẠI...52
1. Đối với các cơ quan phát thanh...52
1.1 Về nội dung...52
1.2 Về việc tăng cường tính chất đa phương tiện...52
1.3 Về phương diện kỹ thuật...53
1.4 Về nhân lực...53
1.5 Về phương thức thông tin...53
2. Đối với các cơ quan Quản lí Nhà nước về Báo chí...55
3. Đối với Người làm báo...56
KẾT LUẬN...57