Gia đình nạn nhân

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan b ở việt nam (Trang 30 - 41)

III. Ảnh hưởng của khủng hoảng tới gia đình nạn nhân

1. Gia đình nạn nhân

Theo lời kể của các gia đình có trẻ bị tử vong, sau khi tiêm, thể trạng của trẻ trở nên nguy kịch rất nhanh chóng. Và dù bệnh viện thực hiện các biện pháp cấp cứu tích cực nhưng đều không cứu nổi.

Khủng hoảng này đã để lại nỗi mất mát khá lớn trong lòng những người cha, người me có con vừa chào đời đã tử vong. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới tâm lý của họ về việc tiêm chủng vaccine để phòng bệnh.

2. Công chúng khác

- Các cơ quan Y tế sẽ phải mất thời gian và công sức, tiền của để nghiên cứu, xem xét về nguyên nhân trẻ tử vong.

- Các đơn vị sản xuất và kinh doanh vaccine sẽ phải làm sao để sản xuất đủ số lượng vaccine cho người dân trong tình trạng thiếu vaccine trầm trọng như vậy.

- Quốc hội và các cơ quan nhà nước phải thay đổi luật về vaccine và tiêm chủng cũng như những quy định liên quan đến bảo quản, vận chuyển và tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.

- Trước những cái chết đột ngột và đáng thương xảy ra trong một thời gian ngắn như vậy, dư luận đang rất lo lắng, đặc biệt là các bậc phụ huynh đã trở nên hoang mang vì không biết nên hay không nên thực hiện tiêm chủng cho con em mình.

Chương 3: Đánh giá công tác giải quyết khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan

B ở Việt Nam

I. ƯU ĐIỂM TRONG CÁCH XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

- Bộ Y tế đã có những phản ứng đúng đắn và kịp thời trước khủng hoảng hàng loạt trẻ tử vong sau khi được tiêm phòng vaccine viêm gan B của hãng LG Hàn Quốc. Bộ Y tế đã quyết định ngừng sử dụng toàn bộ số vaccine viêm gan B của Hãng LG trên toàn quốc từ ngày 9/5/2007. Chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tiến hành kiểm tra chất lượng vaccine và điều tra nguyên nhân của các ca tử vong. Hơn nữa ngay lập tức có sự động viên với gia đình có trẻ bị chết sau khi tiêm vaccine. Động thái này đã nhận được sự ủng hộ của giới truyền thông và công chúng. Với bước đầu như thế, chính quyền đã tuân thủ nguyên tắc xử lý khủng hoảng là phải hành động nhanh chóng.

- Biết huy động lực lượng cho xử lý khủng hoảng: để tìm ra nguyên nhân các ca tử vong, Bộ Y tế đã quyết định thành lập các hội đồng thẩm định, hội đồng này được kết hợp từ tất cả các cơ quan chức năng liên quan đến vaccine: Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng thê giới…

- Truyền thông trong khủng hoảng khá tốt. Nhận thấy khủng hoảng xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, Bộ Y tế và các cơ quan trực thuộc đã ngay lập tức thông tin đầy đủ tới báo chí về thông tin xoay quanh vụ khủng hoảng đế tránh tình trạng đói thông tin.

- Biết kết hợp xử lý khủng hoảng với việc truyền thông cho chương trình tiêm chủng mở rộng, thay đổi nhận thức của người dân về việc tiêm

vaccine không phải an toàn tuyệt đói nhưng là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.

- Ngoài ra các tổ chức như WHO, UNICEF đã rất khéo léo khi cam kết hợp tác với Bộ Y tế để cùng nhau giải quyết khủng hoảng này một cách hiệu quả. Đồng thời cũng đưa ra những khuyến cáo về tiêm chủng vaccine cho trẻ để các bấc cha mẹ tiếp tục đưa con em mình đến các cơ sở y tế tiêm phòng vaccine.

II. NHƯỢC ĐIỂM TRONG CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN

- Trách nhiệm thuộc các đơn vị chức năng còn chồng chéo: Cục Quản lý dược được giao quản lý chất lượng và xét duyệt đăng ký lưu hành vaccine, Cục Y tế dự phòng Việt Nam chịu trách nhiệm chất lượng tiêm chủng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện “Chương trình tiêm chủng mở rộng”. Rõ ràng là có tới 3 cơ quan hoạt động liên quan tới lĩnh vực vaccine và tiêm chủng. Thế nên, khi khủng hoảng xảy ra, hầu hết các cơ quan này đảm trách những trách nhiệm gần như nhau. Việc này tạo nên một sự chồng chéo, làm cho hoạt động giải quyết khủng hoảng khắc phục sự cố càng trở nên khó khăn hơn.

- Đánh giá nguyên nhân còn chậm khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra vào tháng 3/2007 thì mặc dù chính quyền và các cơ quan hữu quan đã có phản ứng lúc đầu khá nhanh là quyết định ngừng sử dụng các lô vaccine có nguy cơ gây tử vong. Nhưng mãi đến tháng 3/2008 thì nguyên nhân các vụ tử vong mới

chính thức được công bố là không liên quan tới chất lượng vaccine và chất lượng tiêm chủng mà là do tỷ lệ tai biến khi tiêm vaccine gây nên.

- Chưa có người phát ngôn chính thức và duy nhất. Hầu như mỗi khi có một trẻ tử vong thì lại có một nhân vật trong ngành Y tế đứng lên phát biểu trước giới truyền thông và công chúng. Việc này làm cho thông tin sẽ bị rối và không thống nhất.

- Với mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng cần có sự giao tiếp nhiều với báo chí và công chúng trong việc giải quyết khủng hoảng. Như vậy công chúng sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin và việc giải quyết khủng hoảng sẽ đạt hiệu quả hơn.

- Riêng đối với hãng sản xuất vaccine LG Hàn Quốc, họ đã không có bất kỳ một động thái nào khi tổ chức của mình liên quan tới vụ khủng hoảng khi vaccine của họ bị nghi ngờ gây ra tử vong cho hàng loạt trẻ em ở Việt Nam. Điều này thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong khủng hoảng, sẽ tạo cho công chúng sự thiếu tin tưởng vào hãng sản xuất vaccine LG.

Chương 4: Bài học kinh nghiệm và đề xuất

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU VỤ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TIÊM CHỦNG VACCIN

Qua vụ khủng hoảng vaccine nghiêm trọng này, những người làm quan hệ công chúng có thể rút ra một số bài học quý báu để từ đó tích lũy kinh nghiệm cho công tác xử lý khủng hoảng sau này.

- Sự thông cảm và hành động có trách nhiệm sẽ là những việc làm sáng suốt để giải quyết hiệu quả những vấn đề nghiêm trọng như trong vụ khủng hoảng vaccine này. Ngay từ khi có hai trẻ tử vong ở Hà Tĩnh, bệnh viện Thị xã Hà Tĩnh và các cơ quan chuyên trách của ngành Y tế đã lập tức nhận trách nhiệm về vụ việc, hơn nữa họ còn tỏ thái độ ân cần với sản phụ có con tử vong. Điều này bước đầu gây được thiện cảm rất lớn của người dân.

- Rút ra bài học từ những khủng hoảng trước để tránh nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến tổ chức của mình. Năm 2006 một vụ việc liên quan đến vaccine đã từng xảy ra khi có tới 6 trẻ bị tai biến nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Priorix của hãng Glaxo SmithKline tại Trung tâm Y tế quận 5 (TP Hồ Chí Minh). Nguyên nhân của vụ tai biến này là do lô vaccine đã được Trung tâm Y tế quận 5 mua của một công ty tư nhân không có chức năng kinh doanh vaccine. Hậu quả đã trở nên vô cùng lớn. Vì vậy đứng trước khủng hoảng cần giải quyết, những người làm quan hệ công chúng nên có cái nhìn bao quát

tổng thể, xem xét các khủng hoảng tương tự xảy ra trước đó để có phương án phòng tránh hoặc giảm thiểu khủng hoảng đến mức thấp nhất.

- Một bài học cũng không kém phần quan trọng rút ra trong xử lý khủng hoảng này đó là phải có sự phân định rõ ràng giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết khủng hoảng, đó sẽ là phương pháp tối ưu để giải quyết khủng hoảng.

II. ĐỀ XUẤT CÁC HƯỚNG GIẢI QUYẾT

- Cần lập ra một chiến lược giải quyết khủng hoảng hoàn chỉnh hơn. Trong đó đưa ra những hoạt động nên làm và không nên làm, thêm nữa là phân định mức độ ưu tiên cho từng hoạt động. Như trong khủng hoảng này, thì mức độ ưu tiên lớn nhất là dành cho hoạt động tìm ra nguyên nhân gây nên các ca tử vong của trẻ. Bởi chỉ khi tìm ra nguyên nhân thì mới giảm thiểu được số lượng trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine. Thực tế thì công tác này lại tiến hành cực kỳ kém và chưa thật sự được chú trọng.

- Khi khủng hoảng đã diễn ra thì tránh mức độ lan truyền của khủng hoảng bằng cách là phải thông tin nhanh chóng tới các cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan, kịp thời ngăn chặn khủng hoảng. Sở Y tế Hà Tĩnh đã quyết định ngưng sử dụng lô vaccine gây tai biến ngay sau khi hai trẻ sơ sinh tử vong, và Bộ Y tế cũng đã quyết định ngừng sử dụng toàn bộ số vaccine viêm gan B của Hãng LG trên toàn quốc từ ngày 9/5/2007. Nhưng thông tin này để đến được với các đơn vị y tế cơ sở lại mất một khoảng thời gian khá dài. Vì vậy mới có tình trạng một trẻ nữa ở Sơn La lại tử vong vì tiêm vaccine mà đã có quyết định ngưng sử dụng. Như vậy, nên chăng công tác thông tin

trong tình trạng khủng hoảng cần được chú trọng hơn nữa, đảm báo giảm thiểu thiệt hại.

- Và đề xuất cuối cùng mà chúng ta cần phải xem xét đó là, công tác giải quyết khủng hoảng thì luôn phải đặt con người lên trên hết. Trước nỗi mất mát của những gia đình mất con khi chúng vừa được sinh ra, chúng ta nên có những biện pháp tâm lý để vừa trấn an, vừa chia sẻ với họ. Việc này cân phải được quan tâm đúng mức để tạo được sự ủng hộ của công chúng và giảm thiểu những tổn thất về mặt tinh thần cho người dân.

Kết luận

*************

Khủng hoảng được xem như là thử thách đối với bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Nếu khủng hoảng được giải quyết khéo léo sẽ tránh được thiệt hại về vật chất cũng như danh tiếng cho công ty, tổ chức đó. Tuy nhiên nếu khủng hoảng không thể kiểm soát được thì họ khó lòng mà giữ được uy tín của mình, thậm chí còn không thể tồn tại. Chính vì lẽ đó, công tác quản lý khủng hoảng là việc vô cùng quan trọng và cấp bách bởi khủng hoảng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Với những nghiên cứu về khủng hoảng và đi sâu nghiên cứu trường hợp khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan B ở Việt Nam vào năm 2007 và đầu năm 2008. Hi vọng đây sẽ là bài học quý giá cho công tác xử lý khủng hoảng của các cơ quan nhà nước để có thể kiểm soát được những khủng hoảng khó lường nhất. Có thể khẳng định khủng hoảng tiêm chủng vaccine này là khủng hoảng lớn nhất trong vòng 22 năm trở lại đây của ngành tiêm chủng vaccine ở Việt Nam. Sức ảnh hưởng của khủng hoảng vô cùng to lớn. Cuối cùng khủng hoảng đã được khắc phục nhưng công tác khắc phục vẫn còn những điểm hạn chế nhất định.

Danh mục tài liệu tham khảo

A. SÁCH:

1. Alison Theaker, 2004, The Public Relations Handbook, London & Newyork, Rouledge – Taylor & Francis Group.

2. Bích Nga, Tấn Phước, Phạm Ngọc Sáu (biên dịch), 2006, Quản lý khủng hoảng, Cẩm nang kinh doanh – Harvard Business essential, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

3. Businessedge, 2006, “Quan hệ công chúng – Biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp”, Bộ sách quản trị Marketing do International Finance Corporation bảo trợ, NXB Trẻ.

4. Đinh Thị Thúy Hằng, 2007, PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội.

5. Đinh Thị Thúy Hằng, 2008, PR Lý luận và ứng dụng, Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội.

6. Đinh Thị Thúy Hằng, 2007, PR Kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, Hà Nội, NXB Lao động – Xã hội.

7. Fraser P.Seitel. (2004). The Practice of Public Relations, Pearson Prentice Hall, Upper saddle River, New Jersey 07458

8. Gerry McCusker, 2007, Nguyên nhân và bài học từ những thất bại PR nổi tiếng thế giới, NXB Trẻ.

9. Micheal Regester & Judy Larkin, 2002, Risk issues and crisic management: A case book of best pratice, Ebbw vale, UK.

10. Robert R. Ulmer, Sellnow, TimothyL. Seeger, Mathew W.(2009).

Truyền thông hiệu quả trong khủng hoảng, NXB Tri thức.

11. Trần Anh (biên dịch), 2008, 62 chiến dịch PR xuất sắc, NXB Lao động.

B. INTERNET:

1. Hông Hải, (2007), truy cập ngày 20/10/2009, Vụ tai biến do vắc xin viêm gan B: "Chưa thể khẳng định nguyên nhân", http://vietbao.vn/Suc- khoe/Vu-tai-bien-do-vac-xin-viem-gan-B-Chua-the-khang-dinh-

nguyen-nhan/30178679/248/

2. Hồng Sam, 2007, truy cập ngày 18/10/2009, Điều tra toàn diện các vụ tai biến vắc-xin viêm gan B, http://dantri.com.vn/c7/s7-179269/dieu- tra-toan-dien-cac-vu-tai-bien-vacxin-viem-gan-b.htm

3. Lan Anh, 2007, truy cập ngày 15/10/2009, Cha mẹ hoang mang, ngành y tế lúng túng!, http://dantri.com.vn/c20/s20-178928/cha-me- hoang-mang-nganh-y-te-lung-tung.htm

4. Quang Duy, (2007), truy cập ngày 15/10/2009, Vaccine không phải là "thủ phạm" của các ca tử vong,

http://www.laodong.com.vn/Home/Vaccine-khong-phai-la-thu-pham- cua-cac-ca-tu-vong/20083/81280.laodong

5. Trúc Khanh, 2007, truy cập ngày 15/10/2009, Nên tiêm vaccine viêm

gan B cho trẻ sinh,

http://www.anninhthudo.vn/TIANYON/Index.aspx? ArticleID=779&ChannelID=13

6. Vân Khánh, 2007, truy cập ngày 15/10/2009, Trẻ tử vong khi tiêm vaccine viêm gan B: Cần nhanh chóng có kết luận,

http://giadinh.net.vn/home/5422p0c1001/tre-tu-vong-khi-tiem-vaccine- viem-gan-b-can-nhanh-chong-co-ket-luan.htm

7. W. Timothy Coombs, (30/10/2007), truy cập ngày 15/10/2009, Crisis Management and Communications, Institude for Public Relations,

http://www.instituteforpr.org/essential_knowledge/detail/crisis_manage ment_and_communications/

Phụ lục

Triệu trứng bệnh Do mắc tự nhiên (%) Do vaccine

Viêm tai 7-9 0 Viêm phổi 1-6 0 Tiêu chảy 6 0 Viêm não tủy 0,5 1/1 triệu

Quá mẫn 0 1/100.000 Tử vong 0,1-1,5% 0

Vaccine có thể gây phản ứng phụ nhưng hiếm gặp (Xem bảng dưới)

Tần số các phản ứng phụ thường gặp khi dùng vaccine

Loại vaccine Loại phản ứng

phụ Tần số

Tất cả các

vaccine Quá mẫn 1/50.000-1/1 triệu Bại liệt uống Liệt mềm 1/750.000

Sởi Hội chứng xuất

huyết 1/22.300 Tiêu chảy Rota Lồng ruột 1/11.000 Quai bị Viêm não/màng não 1/10.000

Nguồn: http://vietbao.vn/Suc-khoe/Gia-tri-dich-thuc-cua-vaccine-trong-phong-chong-benh-

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tiêm chủng vaccine viêm gan b ở việt nam (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w