Đối với tranh chấp lao động tập thể Tiêu chí so

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN VÀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN (Trang 28 - 32)

II. Điểm mới về giải quyết tranh chấp lao động

2. Đối với tranh chấp lao động tập thể Tiêu chí so

Tiêu chí so sánh BLLĐ 2012 BLLĐ 2019 Ý nghĩa Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Điều 203. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: a) Hoà giải viên lao động; b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

c) Toà án nhân dân.

Điều 191. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm: a) Hòa giải viên lao động; b) Hội đồng trọng tài lao động;

c) Tòa án nhân dân.

➔ Thay vì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thì BLLĐ 2019 đã quy định thẩm quyền thuộc về Hội đồng trọng tài lao động cụ thể tại điểm b,

khoản 1 Điều 191 BLLĐ 2019

-Hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động giải quyết tranh chấp lao động, phù hợp với bản chất của quan hệ lao động

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp

Điều 207. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh

Điều 194. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện

Quy định mới này giúp các bên nắm rõ thời hiệu yêu cầu đối với từng cơ quan giải quyết khác nhau và chủ động hơn khi đưa ra yêu cầu.

chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. 3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm. ➔ Trong khi BLLĐ 2012 chỉ quy định thời hiệu yêu cầu là 01 năm áp dụng cho tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp. Thì BLLĐ 2019 quy định thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động là 06 tháng; Hội đồng trọng tài là 09 tháng và Tòa án là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm, cụ thể tại Điều

D. KIẾN NGHỊ

Hiện hay nhà nước đang tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết BLLĐ năm 2019. Chúng em đã tham khảo 1 số kiến nghị về hoàn thiện và giải thích pháp luật, được đề cập bởi TS Nguyễn Thu Ba, Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cụ thể:

- Khái niệm về TCLĐTT về quyền và lợi ích đều quy định chủ thể của tranh chấp là một hoặc nhiều tổ chức đại diện NLĐ. Do đó, cần quy định rõ về khái niệm “tổ chức đại diện NLĐ”

➔ Giải thích: Hướng dẫn cụ thể về TCLĐTT về quyền giữa nhiều tổ chức đại diện NLĐ với một hoặc nhiều tổ chức đại diện NSDLĐ. Ngoài ra, quy định cụ thể về các hành vi “can thiệp”, “thao túng” tổ chức đại diện NLĐ tại điểm c khoản 2 điều 179 BLLĐ 2019

- Trường hợp phát sinh tranh chấp của tập thể LĐ về quyền ở những nơi chưa có công đoàn cơ sở và các tổ chức đại diện NLĐ khác thì phải xác định tính chất hợp pháp của tranh chấp hay xác định loại TCLĐ. Tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở có còn tiếp tục trách nhiệm thực hiện vai trò tổ chức đại diện NLĐ tại những DN không có công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cơ sở không thực hiện trách nhiệm của mình hay không?

- Quy định mới đã khắc phục được bất cập về thủ tục trong giải quyết TCLĐTT về quyền trước đây. Tuy nhiên có thể thấy là việc giải quyết tranh chấp vẫn phải qua nhiều bước mà thiếu tính chế cưỡng chế. Kiến nghị coi hòa giải là phương thức lựa chọn và mang tính chất chuyên nghiệp.

- Quy định mới về kênh hòa giải theo quy định tại Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 góp phần đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, xã hội. Tuy nhiên Luật hòa giải, đối thoại năm 2020 ban hành sau BLLĐ năm 2019 vì vậy có điểm chưa đồng bộ (Ví dụ về nguyên tắc giải quyết tranh chấp). Ngoài ra khi khởi kiện tại Tòa án thì các bên sẽ phải tuân thủ tuyệt đối pháp luật tố tụng, vì vậy sẽ đầy đủ hơn khi có thêm quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật trong BLLĐ năm 2019.

TỔNG KẾT

Tranh chấp lao động là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật lao động Việt Nam, góp phần bảo đảm lợi ích chính đáng của NLĐ và NSDLĐ khi giao kết HĐLĐ, cũng như nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật lao động trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Tại Việt Nam, các quy định của BLLĐ 2012 và các quy định mới của BLLĐ năm 2019, các văn bản hướng dẫn thi hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm HĐLĐ đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của chủ thể bị thiệt hại trong trường hợp một bên vi phạm HĐLĐ đã giao kết.

Đề tài “Quy trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền” đã tập trung phân tích các quy định của Bộ luật Lao động 2012 về quy trình tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền và những điểm mới về nội dung này trong BLLĐ 2019. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, xem xét thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền, đề tài đã chỉ ra một số thực trạng xung quanh các quy định của pháp luật cũng như việc hiểu và vận dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở những thực trạng đã được phân tích đó, chúng em xin đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với từng hạn chế cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng, thực hiện các quy định pháp luật.

Chúng em hi vọng bài tập lớn của nhóm sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu và hoàn thiện những quy định pháp luật về quy trình tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền trong Bộ luật lao động mới hiện nay.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN VÀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w