II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận
2. Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo hộ không? Vì sao?
không? Vì sao?
Theo lập luận của Toà án, kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi Mai Linh được bảo hộ theo bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp, ngoài ra hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật định, bao gồm: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp
Tính mới: “Cả TAND TP.Hồ Chí Minh trong bản án hành chính sơ thẩm và Toà phúc thẩm TAND tối cao trong Bản án phúc thẩm số 03/2006/HC-PT (là bản án được bình luận) đều kết luận rằng hộp đèn taxi Vinasun với hộp đèn taxi được bảo hộ của Công ty Mai Linh là khác nhau về các điểm tạo dáng cơ bản hình như hình khối (độ dài, độ cao và độ cong); đường nét (mặt trước và sau của hộp đèn được bảo hộ có hình ôvan để dán nhãn hiệu mà hộp đèn taxi Vinasun không có); cũng như màu sắc khác nhau (hộp đèn taxi Vinasun chỉ có 1 màu xanh đậm, còn hộp đèn taxi được bảo hộ có 2 màu phía ngoài hình ôvan là màu xanh là cây nhạt, hình ôvan màu xanh lá cây hơi đậm).” Như vậy, cả 2 toà đều dựa vào đặc điểm tạo dáng cơ bản hoặc ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản của các kiểu dáng công nghiệp trong tranh chấp để xác định chúng có tương tự hoặc khác biệt đáng kể hay không để xác định sự tồn tại của tính mới.
Tính sáng tạo: kiểu dáng công nghiệp phải là kết quả của sự sáng tạo, không phải là sự sao chép, bắt chước các kiểu dáng đã có. Tuy nhiên, so với điều kiện “tính mới” của KDCN, là một điều kiện quan trọng, chủ yếu được xem xét khi có tranh chấp xảy ra thì điều kiện về “tính sáng tạo” lại ít được xem xét cụ thể, chi tiết trong các vụ việc về KDCN. Ở Việt Nam, nhiều KDCN được cấp văn bằng bảo hộ mặc dù không thực sự có tính sáng tạo cao như các loại bao bì của sản phẩm (bao gói kẹo, bao gói mì ăn liền, vỏ hộp thuốc...), nhãn dán trên một số sản phẩm.. . Hiện tại ở Việt Nam, việc xác định tính sáng tạo vẫn gặp phải nhiều khó khăn vì trình độ phát triển khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được, do đó việc xác định tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp vẫn chịu sự đánh giá chủ quan của chủ thể có thẩm quyền công nhận bảo hộ KDCN.
Khả năng áp dụng công nghiệp: “KDCN được công nhận là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp” . Hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh cũng thoả mãn điều kiện này vì KDCN này được tạo ra bằng phương pháp công nghiệp, có trạng thái tồn tại cố định và không cần kỹ năng đặc biệt để chế tạo, việc chế tạo kiểu dáng này có thể lặp đi lặp lại.
BÀI KIỂM TRA 30%
MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
CHỦ ĐỀ: Bình luận một bản án bất kì liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Đề tài: Bình luận bản án số 18/2016/KDTM-ST ngày 12/5/2016 Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp.
Bài làm
* Tóm tắt bản án:
Nguyên đơn: Công ty cổ phần H (viết tắt là CTCP H). Người đại diện theo ủy quyền: Ông Vũ Tuấn A.
Bị đơn: Công ty TNHH M (viết tắt là CT TNHH M). Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Khắc H (Giám đốc).
Nội dung tranh chấp: Ngày 02/12/2004, CTCP H đã nộp đơn đến Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu “F”, ngày 06/07/2006 công ty này đã được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 7 có hiệu lực từ 06/07/2006 đến 10 năm sau đó, đã được gia hạn đến ngày 02/12/2024. Qua tìm hiểu thông tin, CTCP H phát hiện CT TNHH M đã có hành vi sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch (nhóm 39) mà CTCP H đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ. CTCP H đã nhiều lần gửi công văn yêu cầu CT TNHH M chấm dứt hành vi xâm phạm của mình nhưng CT TNHH M không có ý kiến phản hồi và từ chối nhận. Vì thế CTCP H khởi kiện với yêu cầu buộc CT TNHH M chấm dứt sử dụng nhãn hiệu của mình trong cùng lĩnh vực; đề nghị CT TNHH M xin lỗi, cải chính công khai; tiêu hủy toàn bộ card visit, tờ quảng cáo, bản đồ du lịch, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu F trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Kết luận của Tòa: Chấp nhận khởi kiện của CTCP H; Tuyên CT TNHH M đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của CTCP H đang được pháp luật bảo hộ; Buộc công ty TNHH M phải chấm dứt các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch; Buộc CT TNHH M phải tiêu hủy toàn bộ card visit, tờ quảng cáo, bản đồ du lịch, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu F trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; Đăng lời xin lỗi và cải chính công khai; CT TNHH M còn phải chịu số án phí 2.000.000vnd, đồng thời hoàn trả cho CTCP H số tiền 2.000.000vnd cho khoản tạm ứng án phí của công ty này.
* Bình luận bản án:
Trong các tranh chấp về quyền SHTT thì các tranh chấp liên quan đến xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ ngày càng phổ biến. Đối với các tranh chấp này, việc xác định có tồn tại hành vi xâm phạm hay không và đó là hành vi nào là vấn đề rất quan trọng. Từ đó, Tòa án có cơ sở để áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì vậy, trong luật SHTT và một số văn bản hướng dẫn có quy định chi tiết về hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Cụ thể, trong bản án số 18/2016/KDTM-ST, đây là một ví dụ điển hình của những vụ tranh chấp về nhãn hiệu hiện nay, tình tiết của vụ án này khá rõ ràng và Tòa án có thể dễ dàng xác định những bằng chứng, cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ của Công ty CP H. Đối tượng tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu giữa nguyên đơn và bị đơn, là tranh chấp phát sinh do nguyên đơn cho rằng CT TNHH M có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005 . Đây là tranh chấp về quyền SHTT không có mục đích lợi nhuận nên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Bộ Luật TTDS 2015. Xét thấy CT TNHH M có đặt trụ sở tại quận HBT, Hà Nội và CTCP H gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nơi bị đơn đặt trụ sở để giải quyết, nên Tòa án này thụ lý giải quyết là đúng với quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “F” của CTCP H được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 3 và Điều 74 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 , điều này đã làm căn cứ chắc chắn bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “F” của công ty này trong tranh chấp với CT TNHH M. Đây là một trong những chứng cứ quan trọng và chủ thể tranh chấp không có văn bằng bảo hộ sẽ phải chứng minh quyền hợp pháp của mình, không chứng minh được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công nhận quyền lợi hợp pháp cho chủ thể được cấp văn bằng.
Bên cạnh đó, nhãn hiệu “F” của CTCP H đã đáp ứng đủ các điều kiện để công nhận rằng đây là nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT . Ngoài việc chứng minh được quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của mình, CTCP H còn chứng minh được CT TNHH M có những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp một cách cụ thể, có căn cứ pháp luật SHTT hiện hành và thực hiện quyền bảo vệ mình trước khi nhờ sự can thiệp của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Điều 198 Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 . Cụ thể, CT TNHH M có sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch như gắn trên biển hiệu, trang web, tờ quảng cáo, card visite, bản đồ du lịch…mà CTCP H đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Xét thấy trong bản án, CT TNHH M cho rằng đã làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tên thương mại “F Travel” nhưng lại không có tài liệu nào chứng minh về việc đã
được pháp luật bảo hộ cho sản phẩm có dấu hiệu “F”, hơn nữa, công ty hiện vẫn đang sử dụng dấu hiệu “F” trên các phương tiện trong quá trình kinh doanh. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu “F” của bị đơn được xem là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của CTCP H.
Luật quy định việc bảo hộ nhãn hiệu theo cách liệt kê một danh sách các “dạng dấu hiệu” có thể được bảo hộ như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Theo đó, chúng ta cần phải xác định được dấu hiệu của bị đơn sử dụng có xâm phạm, tức gây ra nhầm lẫn với nhãn hiệu của nguyên đơn không. Trong bản án này, nhãn hiệu “F” của CTCP H được bảo hộ là nhãn hiệu chữ, nghĩa là nhãn hiệu được tạo thành toàn bộ bằng các dấu hiệu là chữ viết, dấu hiệu của bị đơn cũng là dấu hiệu chữ. Do đó, ta thấy rằng dấu hiệu của nguyên đơn và bị đơn đều là dấu hiệu chữ thì cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, hình thức thể hiện của hai dấu hiệu này. Theo nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của nguyên đơn thì nhãn hiệu “F” có màu vàng cam tươi, loại nhãn hiệu thông thường. Đồng thời, trong bản án có nói rằng: “Qua tìm hiểu thông tin, Công ty CP H được biết Công ty TNHH M đã sử dụng nhãn hiệu “F” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch mà Công ty CP H đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ”. Như vậy, CTCP H là có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “F” mà CTCP H đang được pháp luật bảo hộ. Vậy nên, các chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra để chứng minh bị đơn có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “F” mà nguyên đơn được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT là có căn cứ.
Xét về hướng giải quyết của Tòa án, tôi đồng kết luận của Tòa án nhưng có lẽ vẫn còn một số vấn đề cần được giải thích rõ hơn. Thứ nhất, một trong những điều kiện để xác định có hành vi xâm phạm là so sánh dấu hiệu nguyên đơn và bị đơn về cấu tạo, cách phát âm, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc để xem có trùng hay tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Tòa án đã theo hướng nhãn hiệu của bị đơn trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “F” của nguyên đơn, nhưng trong nội dung bản án thì không đề cập cụ thể và chi tiết việc so sánh hai nhãn hiệu này để làm rõ hơn về vấn đề. Thứ hai, dấu hiệu mà bị đơn sử dụng trên trang web hay tờ quảng cáo dịch vụ không chỉ có từ “F” mà còn có từ “travel”, đây cũng là một phần tạo nên dấu hiệu của bị đơn, nên cũng cần được xem xét để quyết định toàn diện hơn.
Về việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của một số nước trên thế giới, để xác định có tồn tại hành vi vi phạm hay không thì người ta sẽ tiến hành so sánh giữa nhãn hiệu được cho là vi phạm và nhãn hiệu bị vi phạm. Một nhãn hiệu có thể được tạo ra bởi nhiều thành tố khác nhau, nhưng phần đặc biệt chính là thành phần mạnh tạo ra khả năng phân biệt chính cho nhãn hiệu đó, là cái gây ấn tượng với khách hàng. Nếu sự so sánh này cho kết quả là giống hoặc tương tự nhau thì có thể kết luận hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Ví dụ: (1) Pháp luật hiện hành của Nhật Bản về nhãn hiệu là Đạo luật về Nhãn hiệu (Trademark Act) ban hành năm 1959 và được sửa đổi lần gần đây nhất là năm 2015. Theo Khoản 1 Điều 2
Luật Nhãn hiệu Nhật bản sửa đổi 2015 quy định nhãn hiệu là bất kỳ kí tự, hình ảnh, dấu hiệu hoặc hình ba chiều hoặc màu sắc hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng và nhãn hiệu âm thanh. Điều 37 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản đã liệt kê hành vi được coi là xâm hại quyền nhãn hiệu hàng hoá hoặc quyền sử dụng tuyệt đối có liên quan: “Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương tự với nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký; Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương tự với sản phẩm hoặc dịch vụ đã được đặt tên; Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký hoặc nhãn hiệu hàng hoá tương tự với một sản phẩm hoặc dịch vụ giống với sản phẩm, dịch vụ đã được đặt tên”. Chính vì vậy, trong một vụ kiện về xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu của bị đơn được so sánh với nhãn hiệu đã đăng ký của nguyên đơn để xác định liệu nhãn hiệu hàng hoá sau có giống với nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký trước không, và các dịch vụ hoặc sản phẩm của bị đơn được so sánh với các dịch vụ hoặc sản phẩm đã được đặt tên của nguyên đơn để tìm ra liệu việc sử dụng của bị đơn về một nhãn hiệu giống hoặc tương tự đối với sản phẩm và dịch vụ của nguyên đơn có khả năng tạo ra sự nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được. Để tìm ra vi phạm cần tiến hành hai bước so sánh: Trước hết, phải so sánh nhãn hiệu của bị đơn với nhãn hiệu đã đăng ký của nguyên đơn, và thứ hai là, phải so sánh các dịch vụ hoặc sản phẩm của bị đơn với các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được đặt tên của nguyên đơn. Trong bước thứ nhất, nếu nhãn hiệu hàng hoá của một phần đặc biệt, một phần mô tả hoặc một phần không đặc biệt thì chỉ nên xem xét đến phần đặc biệt. Việc tương tự giữa hai nhãn hiệu hàng hoá cần phải được xem xét về hình dáng bên ngoài (gaikan), tên gọi (shoko), và ý nghĩa (kannen) với quan điểm của thị trường tiêu dùng, như trong việc so sánh một nhãn hiệu hàng hoá đang nộp đơn xin đăng ký với mọi nhãn hiệu hàng hoá có xung đột của các nhà thẩm tra của Văn phòng Sáng chế.
Một vụ điển hình xảy ra là vụ Công ty Lee Sen Ming kiện Sankyo seiko K.K. Trong vụ này, nguyên đơn là một Công ty Singapore, là chủ sở hữu của một nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký có chữ “Crocodile” (cá sấu) và trang trí hình con cá sấu trong một số loại quần áo khác nhau. Bị đơn, Sankyo seiko là một nhà phân phối về quần áo thể thao tại Nhật Bản có mang nhãn hiệu “LACOSTE” được sản xuất theo giấy phép của La Chemise Lacoste. Nhãn hiệu LACOSTE là một tập hợp bao gồm hình vẽ con cá sấu và chữ LACOSTE. Trong vụ kiện về sự vi phạm này của Lee Sen Ming, Toà án cho rằng nhãn hiệu LACOSTE do bị đơn sử dụng là không giống với nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký của nguyên đơn về hình dáng bên ngoài, tên gọi và ý nghĩa, và đã bác bỏ vụ kiện đó, đứng về phía nhà phân phối sản phẩm LACOSTE. Toà án lưu ý rằng, tại