NHẬN BIẾT – ĐIỀU CHẾ

Một phần của tài liệu 7 lý THUYẾT AMIN hóa 12 (Trang 27 - 30)

5.1. Nhận biết

Câu 274. [H12][03][0274] Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2)

đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là

O A. 4. O B. 2. O C. 1. O D. 3.

Câu 275. [H12][03][0275] Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím âm

chuyển sang màu xanh là

O A. metylamin, amoniac, natri axetat. O B. anilin, metylamin, amoniac.

O C. amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit. O D. anilin, amoniac, natri hiđroxit.

Câu 276. [H12][03][0276] Có 3 chất lỏng: benzen, anilin, stiren đựng riêng

biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là O A. dung dịch phenolphtalein. O B. dung dịch nước Br2. O C. dung dịch NaOH. O D. dung dịch HCl.

Câu 277. [H12][03][0277] Nước brom không phân biệt được dung dịch

anilin và dung dịch chất nào dưới đây?

O A. Stiren. O B. Etylamin. O C. Phenol. O D. Benzylamin.

Câu 278. [H12][03][0278] Đề phân biệt etylamin với phenylamin, ta dùng

O A. dung dịch HNO2. O B. dung dịch Br2 O C. dung dịch H2SO4 O D. dung dịch HCl.

Câu 279. [H12][03][0279] Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2

bằng cách nào trong các cách sau đây? O A. Nhận biết bằng mùi.

O B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4. O C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3.

O D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.

Câu 280. [H12][03][0280] Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta lần lượt sử dụng cặp thuốc thử là

O A. quì tím, dung dịch Br2. O B. dung dịch Br2, quì tím.

O C. dung dịch NaOH, dung dịch Br2. O D. dung dịch HCl, dung dịch NaOH.

Câu 281. [H12][03][0281] Dùng nước Br2 không phân biệt được 2 chất

trong cặp nào sau đây?

O A. Anilin và amoniac. O B. Anilin và phenol.

O C. Anilin và alylamin (CH2=CH–CH2–NH2). O D. Anilin và stiren.

Câu 282. [H12][03][0282] Có thể nhận biết dung dịch anilin bằng cách

nào sau đây ?

O A. Ngửi mùi. O B. Tác dụng với giấm.

O C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. O D. Thêm vài giọt dung dịch brom.

Câu 283. [H12][03][0283] Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt 2

khí CH3NH2 và NH3?

O A. Dựa vào mùi của khí O B. Thử bằng quỳ tím âm

O C. Đốt rồi cho sản phâm qua dung dịch Ca(OH)2 O D. Thử bằng HCl đặc

Câu 284. [H12][03][0284] Thuốc thử nào sau đây không thể phân biệt

được phenol và anilin ơ trạng thái lỏng?

O A. dung dịch Br2 O B. dung dịch NaOH O C. dung dịch HCl O D. Kim loại Na

Câu 285. [H12][03][0285] Để tách riêng biệt hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

ta dùng:

O A. HCl. O B. HCl, NaOH. O C. NaOH, HCl. O D. HNO2.

Câu 286. [H12][03][0286] Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4

chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất X Y Z T

Nhiệt độ sôi (°C) 182 184 -6,7 -33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng ?

O A. Y là C6H5OH. O B. Z là CH3NH2. O C. T là C6H5NH2. O D. X là NH3.

Câu 287. [H12][03][0287] X, Y, Z, T là một trong số những chất

benzylamin, metylamin, anilin, metyl fomat. Kết quả nghiên cứu một số tính chất được thể hiện ơ bảng dưới đây?

Mẫu thử Nhiệt độ sôi (°C) Thuốc thử Hiện tượng

X -6,3 Khí HCl Khói trắng xuất hiện

Y 32,0 Dung dịch

AgNO3/NH3

Kết tủa Ag trắng sáng

Z 184,1 Dung dịch Br2 Kết tủa trắng

T 185,0 Quỳ tím âm Hóa xanh

Các chất X, Y, Z và T tương ứng là

O A. Metylamin, metylfomat, anilin và benzylamin. O B. Metylfomat, metylamin, anilin và benzylamin. O C. Benzylamin, metylfomat, anilin và benzylamin. O D. Metylamin, metylfomat, benzylamin và anilin.

Câu 288. [H12][03][0288] Bảng dưới đây ghi lại số liệu đo và hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ơ dạng dung dịch nước: M, N, P, Q và R.

Chất

thuốc thử M N P Q R

Quỳ tím Đổi màu hồng không đổi màu đổi màu hồng không đổi màu

khôi đổi màu Dung dịch AgNO3/NH3, t0 Không có kết tủa Không có kết tủa Ag↓ Ag↓ Không có kết tủa pH (dung dịch nồng độ 0,001M) ≈ 3,88 ≈ 6,48 ≈ 3,37 ≈7,00 ≈ 7,82 Các chất M, N, P, Q và R lần lượt là:

O A. Anilin, phenol, axit axetic, axit fomic, anđehit axetic. O B. Phenol, anđehit axetic, anilin, axit axetic, axit fomic. O C. Axit fomic, anđehit axetic, anilin, phenol, axit axetic. O D. Axit axetic, phenol, axit fomic, anđehit axetic, anilin.

5.2. Tách amin

Câu 289. [H12][03][0289] Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau

đây:

Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?

O A. Anilin và HCl. O B. Etyl axetat và nước cất. O C. Natri axetat và etanol. O D. Axit axetic và etanol.

Câu 290. [H12][03][0290] Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin,

benzen cách thực hiện nào dưới đây là đúng:

O A. Hòa tan trong dung dịch Br2 dư, lọc lấy kết tủa, tách halogen được anilin.

O B. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm dung dịch NaOH dư vào phần tan thu được ơ trên và chiết lấy anilin tinh khiết.

O C. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng dung dịch Br2 để tách anilin ra khỏi benzen.

O D. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết lấy phần tan. Thổi CO2 dư vào phần tan sẽ được anilin tinh khiết.

Câu 291. [H12][03][0291] Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen,

anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là dung dịch

O A. NaOH, dung dịch HCl. O B. NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2. O C. Br2, dung dịch HCl, khí CO2 O D. Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.

Câu 292. [H12][03][0292] Để tách được phenol ra khỏi hỗn hợp gồm phenol, anilin và benzen ta chỉ cần dùng lần lượt các hóa chất là (các dụng cụ cần thiết có đủ, mỗi hóa chất chỉ dùng 1 lần)

O A. dung dịch HCl, dung dịch nước brom. O B. dung dịch NaOH, khí CO2.

O C. dung dịch HCl, dung dịch NaOH. O D. dung dịch nước brom, KOH/C2H5OH.

Một phần của tài liệu 7 lý THUYẾT AMIN hóa 12 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w