Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện

Một phần của tài liệu CÔNG tác đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC tại HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 30)

chức huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, có thể thấy Huyện ủy huyện Thạch An luôn coi trọng công tác cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. Ðiều này được thể hiện rõ qua việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, định hướng phát triển, nâng cao năng lực. Việc tạo nguồn, quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là chiến lược lâu dài và thường xuyên của đảng bộ và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, trong những năm qua Huyện đã cử con em người dân tộc thiểu số tham gia các lớp hệ cử tuyển, học các lớp chuyên ngành dài hạn, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức... để tạo nguồn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng đã quy hoạch, mạnh dạn bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số vào

nắm giữ các vị trí chủ chốt trong cơ quan Ðảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp.

Bên cạnh đó là tỷ lệ cán bộ, công chức là nữ giới được quan tâm, đào tạo cũng là một hướng đi tích cực, nâng cao vị thế của nữ giới trong hệ thống chính quyền. Trong tổng số 494 đối tượng trên toàn huyện (bao gồm cán bộ, công chức cấp xã và cấp huyện) được Huyện cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong năm 2017 thì số đối tượng là người dân tộc thiểu số là 488 chiếm tới 98,078%; số đối tượng là nữ giới chiếm 27,73% với 137 đối tượng; số đối tượng dưới 30 tuổi là 188 chiếm 38,05%. Ngoài ra, thế hệ trẻ cán bộ công chức cũng được quan tâm sát sao, tạo luồng gió mới, năng động và hiện đại trong hệ thống công quyền.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc học tập, nâng cao trình độ. Số cán bộ, công chức sau khi được đào tạo đã áp dụng kiến thức được học vào trong thực tiễn công việc chuyên môn của mình khá tốt, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nội dung đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính định hướng, tính tổng quan chung cho tất cả các ngành, các cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, khả năng thực thi những nhiệm vụ theo vị trí trong hệ thống công vụ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu công việc thực tế. Một phần do chênh lệch về chỉ tiêu được đào tạo bồi dưỡng được Tỉnh cho phép và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của Huyện.

Thực tế đã chứng minh, không phải cá nhân nào được đào tạo đúng chuyên môn cũng hoàn thành tốt công việc được giao. Rất nhiều cá nhân dù làm trái ngành nghề nhưng vẫn hoàn thành công việc mgột cách rất xuất sắc. Và then chốt của vấn đề nằm ở khâu “đào tạo” – đào tạo ngay từ bậc đại học. Bởi vậy, muốn giải quyết tình trạng này, cần thực hiện một loạt các giải pháp như sau:

- Điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người dạy và người học, ưu tiên đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm, người học tham gia tích cực vào quá trình đào tạo; giúp học viên tiếp tục tự học tập, bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện về phuong pháp tư duy, khả năng vận dụng giải quyết tình huống thực tiễn.

- Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo bảo đảm thực chất. Hình thành hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng các cơ sở đào tạo, các chương trình đào tạo, quy trình và tiêu chí đánh giá cán bộ sau đào tạo.

- Hàng năm tỉnh cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho huyện để tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan để xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức của huyện.

- Tạo điều kiện để cho một số cán bộ, công chức có trình độ Đại học trở lên tham gia học các lớp lý luận chính trị.

Phần III: KẾT LUẬN

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một trong những yêu cầu cấp bách trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay. Cùng với xu thế hội nhập và phát triển đòi hỏi người cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã cần có những kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao. Đồng thời, cũng cần có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngày càng đem lại hiệu quả cao.

Trong đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Thạch An do phòng Nội vụ phụ trách cũng đang được triển khai tới tất cả các phòng, ban, các xã, thị trấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm cho cán bộ, công chức, viên chức để có thể hoàn thành tốt hơn mọi nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian thực tập vừa qua, bản thân em đã được tiếp xúc, thử sức mình tại môi trường làm việc nghiêm túc, giúp em có thêm những kỹ năng và kinh nghiệm để em có kiến thức thật sự bổ ích, thiết thực.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô trưởng đoàn ThS. Trần Thị Thoa và thầy giáo hướng dẫn ThS. Đào Xuân Thái và sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể các anh chị làm việc tại phòng Nội vụ huyện Thạch An.

Tài liệu tham khảo

1. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; 2. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

3. Nghị định 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 05 năm 2014 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

4. Nghị định 36/2013 của Chính phủ ngày 24 tháng 04 năm 2013 về Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

5. Nghị định 34/2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

6. Thông tư 07/2012, thông tư 05/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.

7. Cổng thông tin điện tử huyện Thạch An: thachan.caobang.gov.vn/.

8. Thông tư 15/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh.

9. Đề án: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An được phê duyệt ngày 20 tháng 08 năm 2009.

10. Đề án: Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức các cơ quan chuyên môn trực thuộc huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng ngày 15 tháng 08 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An.

11. Báo cáo thực trạng cán bộ công chức cấp huyện của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An.

12. Báo cáo 258/BC-UBND ngày 08/12/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện năm 2017.

13. Báo cáo 413/BC-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Thạch An về Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện năm 2018.

14. Quyết định số: 08/2016/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của UBND huyện Thạch An về việc ban hành “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của phòng Nội vụ huyện Thạch An”

Một phần của tài liệu CÔNG tác đào tạo, bồi DƯỠNG cán bộ, CÔNG CHỨC tại HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG (Trang 25 - 30)