Xuất các giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác, sử dụng năng lượng dòng chảy của việt nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32 - 35)

Nhà nước cầm sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông lớn, trên cơ sở đó các quy hoạch thủy điện cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong đó, phải xem xét đầy đủ yêu cầu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của các công trình thủy điện. Quy hoạch lưu vực sông được xây dựng trên các nguyên tắc quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và đã được quy định cụ thể trong Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2008.

Cải tiến thể chế chính sách và tổ chức quản lý đối với việc khai thác sử dụng nước của công trình thủy điện để khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý như đã nêu ở trên sao cho Bộ TNMT thể hiện đúng vai trò quản lý nhà nước đối với sử dụng nước của công trình thủy điện ngay từ khi khởi thảo và lập dự án đầu tư.

Hay nói cách khác, thể chế phải làm nổi bật được vai trò quản lý nhà nước của Bộ TNMT trong việc xem xét có cấp phép cho công trình thủy điện khai thác sử dụng nước, hoặc chuyển nước sang lưu vực khác hay không, nếu được

thì phải xả trả lại sông lượng dòng chảy tối thiểu bao nhiêu ngay từ khi khởi thảo dự án. Dựa vào đó công trình thủy điện mới tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án và có quyết định đầu tư phù hợp.

Việc xem xét cấp giấy phép khai thác sử dụng nước cho công trình thủy điện cũng cần phải tiến hành sớm và theo giai đoạn. Giai đoạn đầu phải xem xét ngay sau khi công trình có dự án đầu tư và cấp phép hoàn tất sau khi công trình hoàn thành xây dựng.

Để khai thác, sử dụng năng lượng dòng chảy và phát triển thủy điện bền vững thì từ công tác lập quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng công trình cho đến quản lý vận hành… phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình. Ngoài ra, cần bảo đảm chất lượng công trình cũng như phải có kịch bản ứng phó liên quan đến các sự cố đập và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.

Tiếp tục rà soát quy hoạch, rà soát các công trình đang triển khai xây dựng để đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và đáp ứng yêu cầu về môi trường.

Đối với các chủ đầu tư thực hiện không nghiêm túc các yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn công trình và đáp ứng yêu cầu về môi trường cần kiên quyết yêu cầu dừng thi công để khắc phục. Đồng thời, rà soát các dự án đã được cấp phép nhưng chưa triển khai, nếu năng lực của các chủ đầu tư không đảm bảo theo quy định cần thu hồi dự án.

Với các dự án đã hoàn thành, nhưng chưa thực hiện đủ các yêu cầu của pháp luật quy định sẽ không cấp phép hoạt động điện lực. Tiếp tục rà soát quy trình vận hành hồ chứa, đề xuất điều chỉnh bổ sung nếu còn những nội dung không hợp lý. Kiên quyết xử lý những nhà máy thủy điện không thực hiện đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị chuyển sang cơ quan chức năng để xử lý.

KẾT LUẬN

Sử dụng năng lượng tái tạo hiện nay đang trở thành một xu thế trên toàn cầu bởi những hiệu quả thu được như thân thiện với môi trường, có tính bền vững cao, vô tận về trữ lượng,… Không phải gió hay ánh sáng mà chính nguồn nước mới tạo ra nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất trong những năm gần đây.

Từ giữa thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển số lượng đập thủy điện và hồ chứa nước nhiều nhất trong lịch sử nhân loại. Hầu như chưa có hệ thống sông nào trên thế giới chưa được con người xây dựng đập thủy điện, khác nhau chỉ ở quy mô lớn nhỏ mà thôi. Thủy điện hay năng lượng dòng chảy là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và rẻ hơn điện than và điện khí, được coi như là một chìa khóa mấu chốt cho động lực phát triển kinh tế quốc gia. Hơn nữa, khi còn chưa có những mạng lưới ắc-quy điện đủ mạnh thì những con đập chính là các “viên pin” khổng lồ, có thể được sử dụng để lưu trữ lượng điện tái tạo rất lớn.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về năng lượng dòng chảy tương đối lớn, đã thực hiện rất nhiều dự án khai thác, sử dụng thủy điện. Ngoài đem lại những thành tựu to lớn thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, những khó khăn trước mắt. Để giải quyết những khó khăn đó cần có những định hướng, giải pháp cụ thể về chính sách của Nhà nước cũng như các chủ đầu tư thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính – Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Kinh tế môi trường, NXB Tài chính.

2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê

3. Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn. Truy cập ngày 24/03/2022

4. https://kinhtemoitruong.vn/thuy-dien-viet-nam-va-tiem-nang-cua-nhung-du-

5. https://www.evn.com.vn/d6/news/Khai-quat-ve-thuy-dien-Viet-Nam-6-12- 23805.aspx. Truy cập ngày 23/03/2022

6. https://nangluongvietnam.vn/thuy-dien-viet-nam-trong-boi-canh-bien-doi-

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác, sử dụng năng lượng dòng chảy của việt nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w