5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp
Meiko
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty
⮚ Hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.4. Bảng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021 Tổng doanh thu 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554 Lợi nhuận 1.538 2.190 2.430 2.221 2.447 856
Nguyên giá TSCĐ bình quân 7.948 7.948 8.713 9.477 10.062 10.062
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,33 1,70 1,81 1,76 1,86 0,65
Hàm lượng TSCĐ 0,75 0,59 0,55 0,57 0,54 1,54
Sức sinh lợi của TSCĐ 0,19 0,28 0,28 0,23 0,24 0,09
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Qua bảng chỉ tiêu sử dụng TSCĐ ở công ty ta thấy: nguyên giá TSCĐ bình quân của công ty trong giai đoạn 2016-2020 tăng dần qua các năm, trong khi đó lợi nhuận của công ty giảm vào năm 2019 và phục hồi trong năm 2020. Để đánh giá xem tình hình sử dụng TSCĐ ở công ty có hiệu quả hay không cần xem xét các chỉ tiêu:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết công ty bỏ ra một đồng nguyên giá TSCĐ thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty không ổn định. Năm 2016 đạt 1,33, năm 2017 tăng lên đáng kể đạt 1,70. Các năm tiếp theo dao động thay đổi không đáng kể, lần lượt đạt 1,81, 1,76 và 1,86 vào các năm 2018, 2019, 2020. Như vậy, trong những năm gần đây, hiệu suất sử dụng TSCĐ ở công ty năm của công ty đã được gia tăng và duy trì tương đối tốt.
- Hàm lượng TSCĐ: Chỉ tiêu hàm lượng TSCĐ là đại lượng nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn cố định. Để tạo ra một đồng doanh thu năm 2016 công ty cần 0,75 đồng vốn cố định. Năm 2017 cần 0,59 đồng vốn cố định để tạo ra một đồng doanh thu. Các năm 2018, 2019, 2020 cần lần lượt là 0,55, 0,57 và 0,54 đồng TSCĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Như vậy, từ năm 2017 đến nay công ty đã khai thác triệt để tiềm năng TSCĐ để tăng cao mức doanh thu.
- Sức sinh lợi của TSCĐ: Năm 2016 cứ một đồng nguyên giá TSCĐ bỏ ra thì thu được 0,19 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017 và 2018 mức thu 0,28 đồng, có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2019 và 2020 một đồng nguyên giá TSCĐ bỏ ra thì thu được 0,23 và 0,24 đồng lợi nhuận, có sự sụt giảm so với giai đoạn 2017-2018. Mặc dù công ty đã có nhiều nỗ lực đổi mới trong hoạt động kinh doanh dẫn đến hoạt động SXKD được mở rộng, nhưng sự giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong năm 2019-2020 là một dấu
hiệu thiếu tích cực. Năm 2019 thị trường có nhiều thuận lợi đối với hoạt động của công ty nhưng công ty cũng chưa làm tăng được hiệu quả sử dụng TSCĐ. Năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát, dẫn đến đứt gãy trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Công ty cần nâng cao hơn nữa mức lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo.
⮚ Hiệu quả sử dụng TSLĐ
Hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021
Tổng doanh thu 10549 13523 15761 16676 18727 6554
Lợi nhuận 1538 2190 2430 2221 2447 856
Tài sản lưu động bình quân 6002 6333 8635 10522 10564 10564
Sức sản xuất của TSLĐ 1,76 2,14 1,83 1,58 1,77 0,62
Sức sinh lợi của TSLĐ 0,26 0,35 0,28 0,21 0,23 0,08
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Qua bảng 2.5, ta thấy tài sản lưu động bình quân của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018 và 2019. Năm 2016 và 2017, TSLĐ bình quân của công ty đạt lần lượt là 6.002 và 6.333 triệu đồng. Năm 2018 tăng lên đến 8.635 triệu đồng. Năm 2019 lại một lần nữa tăng mạnh, đạt 10.522 triệu đồng.
Sức sản xuất của TSLĐ của công ty tăng giảm thất thường. Năm 2016 đạt 1,76, có nghĩa là cứ 1 đồng TSLĐ tạo ra được 1,76 đồng doanh thu. Năm 2017 tỷ suất này đạt 2,14 cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng TSLĐ vào hoạt động SXKD hiệu quả. Giai đoạn 2018-2020 tỷ suất này lại biến động lên xuống thất thường, đạt lần lượt là 1,83, 1,58 và 1,77, chứng tỏ công ty đã không giữ được sự hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ.
Tỷ số sức sinh lợi của TSLĐ của công ty trong giai đoạn 2016-2020 tương đối ổn định, chỉ có năm 2017 chỉ số này cao vọt lên 0,35. Trong các năm còn lại trong giai đoạn này, sức sinh lợi của TSLĐ của công ty dao động quanh 0,21-0,28.
2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.6. Bảng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021 Doanh thu 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554 Lợi nhuận 1.538 2.190 2.430 2.221 2.447 856 Vốn lưu động 3.445 3.889 5.939 6.230 6.168 6.387 Vốn cố định 7.948 7.948 9.477 9.477 10.647 10.647 Tổng vốn hoạt động 11.394 11.838 15.416 15.707 16.814 17.033 Hệ số sd VCĐ (lần) 1,33 1,70 1,66 1,76 1,76 0,62 Hiệu quả sd VCĐ (%) 19,35 27,56 25,64 23,44 22,98 8,04 Hệ số sd VLĐ (lần) 3,06 3,48 2,65 2,68 3,04 1,03 Hiệu quả sd VLĐ (%) 44,65 56,32 40,91 35,65 39,67 13,41 Hệ số sd VKD (lần) 0,93 1,14 1,02 1,06 1,11 0,38 Hiệu quả sd VKD (%) 13,50 18,50 15,76 14,14 14,55 5,03
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Hệ số sử dụng vốn cố định năm 2016 đạt 1,33. Đến năm 2017 tăng trưởng khá tốt, đạt 1,70 cho thấy công ty sử dụng vốn cố định rất hiệu quả trong năm này. Giai đoạn 2018-2020 hệ số sử dụng VCĐ của công ty tương đối ổn định: năm 2018 là 1,66 lần, năm 2019 và 2020 đạt 1,76 lần.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng không ổn định và còn thấp: năm 2016 là 19,35%, năm 2017 tăng lên 27,56%. Từ năm 2018 giảm dần đều cho đến nay, chỉ còn lần lượt là 25,64%, 23,44% và 22,98% trong các năm 2018, 2019 và 2020.
Nguyên nhân dẫn đến hệ số và hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng giảm không ổn định vì tuy doanh thu tăng ổn định nhưng lợi nhuận tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2018 và 2020 công ty đầu tư thêm tài sản cố định mới nên cả hệ số và hiệu quả sử dụng vốn cố định đều giảm ở năm 2018 và 2020.
Tương tự, hệ số sử dụng vốn lưu động có sự đột biến trong năm 2017 và biến đổi ít ở các năm còn lại trong giai đoạn 2018-2020: năm 2016 là 3,06 lần, năm 2017 là 3,48 lần, năm 2018 giảm còn 2,65 lần, và ở năm 2019, 2020 hệ số sử dụng vốn lưu động twang lên lại lần lượt là 2,68 và 3,04 lần.
Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty tăng rất tốt trong năm 2017, đạt 56,32% so với năm 2016 chỉ đạt 44,65%. Tuy nhiên tới năm 2018 lại rớt xuống 40,91% và năm 2019 giảm mạnh còn 35,65%.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty
Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.7. Bảng hiệu quả sử dụng chi phí của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021
Doanh thu thuần
BH&CCDV 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554 Giá vốn hàng bán 3.713 4.112 4.345 4.965 5.379 1.883 Chi phí tài chính 23 27 38 31 34 12 Chi phí bán hàng 65 72 71 68 73 26 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.322 999 1.246 1.576 1.679 588 Chi phí hoạt động 5.124 5.210 5.699 6.641 7.165 2.508 Tỷ suất GVHD/DTT 35,20% 30,41% 27,57% 29,77% 28,72% 28,72% Tỷ suất Chi phí bán hàng/DTT 0,62% 0,53% 0,45% 0,41% 0,39% 0,39% Tỷ suất Chi phí QLDN/DTT 12,54% 7,39% 7,90% 9,45% 8,97% 8,97% Tỷ suất Chi phí hoạt động/DTT 48,58% 38,53% 36,16% 39,82% 38,26% 38,26% Tỷ suất Chi phí tài chính/DTT 0,22% 0,20% 0,24% 0,19% 0,18% 0,18%
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Tỷ suất GVHB/DTT của công ty nhìn chung giảm dần qua các năm, cho thấy công ty ngày càng kiểm soát tốt và chủ động về nguồn hàng của mình. Tỷ suất GVHB/DTT của công ty giảm từ 35,20% năm 2016 còn 28,72% năm 2020.
Tỷ suất chi phí bán hàng/DTT giảm dần qua các năm nhưng doanh thu vẫn tăng cho thấy công ty đã sử dụng chi phí bán hàng hiệu quả, và cũng biết tận dụng thương hiệu ngày một lớn mạnh của mình để bán hàng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc dành tỷ trọng thấp cho chi phí bán hàng cũng đặt ra một câu hỏi đối với công ty về việc đầu tư
cho bán hàng, bởi nếu công ty đầu tư hơn nữa ho bán hàng thì có thể tiềm năng gia tăng doanh số của công ty sẽ được khai thác nhiều hơn nữa.
Tỷ suất chi phí QLDN/DTT của công ty năm 2016 đạt 12,54%, đến năm 2017 giảm mạnh, còn 7,39%. Các năm tiếp theo tương đối ổn định và biến động không đáng kể, đạt lần lượt 7,90%, 9,45% và 8,97% vào các năm 2018, 2019 và 2020.
Tỷ suất chi phí tài chính/DTT của công ty ở mức thấp, chiếm không quá 0,24% và giảm dần vào giai đoạn 2019-2020 cho thấy công ty vay nợ ít, công ty tự chủ về nguồn vốn và ít phải trả chi phí lãi vay, vì vậy ít bị lãi vay ảnh hưởng đến lợi nhuận.
2.2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:
Bảng 2.8. Bảng hiệu quả sử dụng lao động của công ty
Chỉ tiêu Năm
2016 2017 2018 2019 2020 6T.2021
Doanh thu 10.549 13.523 15.761 16.676 18.727 6.554
Lợi nhuận 1.538 2.190 2.430 2.221 2.447 856
Tổng số lao động 20 23 29 29 33 33
Thu nhập bình quân người lao
động (triệu đồng/người/năm) 79,2 80,4 81,6 84,0 86,4 86,4
Tổng chi phí tiền lương (triệu
đồng/năm) 1.584 1.849 2.366 2.436 2.851 2.851
Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một
đồng chi phí tiền lương 6,7 7,3 6,7 6,8 6,6 2,3
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính
cho một lao động (triệu đồng) 77 95 84 77 74 26
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Từ bảng 2.8 ta thấy nhìn chung, thu nhập bình quân của người lao động của công ty hằng năm được cải thiện. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả, và biết quan tâm đến người lao động.
Chi tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương của công ty giai đoạn 2016-2020 tương đối ổn định, chỉ có năm 2017 đạt hiệu quả cao, chỉ số đạt 7,3 lần, có nghĩa là một đồng chi phí tiền lương giúp tạo ra được 7,3 đồng doanh thu trong năm 2017. Các năm còn lại trong giai đoạn này dao động từ 6,6-6,8 lần.
Tương tự, chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cũng đạt mức cao ở năm 2017, đạt 95 triệu đồng/lao động. Từ năm 2018 đến nay giảm dần qua các năm, đạt lần lượt 84 triệu đồng, 77 triệu đồng và 74 triệu đồng trong năm 2018, 2019 và 2020.