Thâu tóm các kênh phân phối sản phẩm cuối cùng nhằm chiếm lấy những phần thặng dư cuối cùng trong chuỗi giá trị Thái Lan đang thực hiện những bước đi đột

Một phần của tài liệu mô hình kim cương_basa.docx (Trang 29 - 31)

thặng dư cuối cùng trong chuỗi giá trị. Thái Lan đang thực hiện những bước đi đột phá trên con đường phát triển hoạt động kinh doanh.

4.1. Các yếu tố ngoài mô hình :

a. Chính sách của chính phủ :

So sánh giữa Việt Nam với Thái Lan ta thấy rằng: Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bất nhất của nước này chính là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn. Bên cạnh những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan thể hiện rõ sự ưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ và cả Việt Nam. Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí nên ngành công nghiệp thủy hải sản đã dễ dàng tối ưu hóa hiệu quả chi phí. Một số chính sách của nước này có thể xét đến như:

 Chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa ngư nghiệp

• Hội ngư nghiệp thái lan được khuyến khích vay vốn tư ADB để tài trợ mua sắm Phương tiện nuôi trồng thủy sản. việc quản lý sẽ do các hợp tác xã ở địa phương quản lý

• Khuyến khích các họat động nghiên cứu giống mới để tăng cường chất lượng sản phẩm

 Chính sách cấp tín dụng cho ngư dân

• BAAC (BANK OF AGRICULTURE CO OPERATIVE THAILAND) ngân hàng nhà nước và hợp tác xã nông nghiệp thái lan chuyên cấp vốn vay cho ngư dânThái lan với lãi suất ưu đãi (10%/ năm)

• Cấp 10 tỉ bath vốn vay khuyến khích ngư dân phát triển tại chỗ giảm bớt tình trạng bỏ nghề di chuyển ra thành phố.

 Đạo luật đẩy mạnh xuất khẩu thông qua 1977 miễn thuế cho các mặt hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm thủy sản nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng

 Thiết lập các khu chế xuất 1980 , thành lập EBZ (export processing zone) tại Bangkok và các tỉnh ven biển phía đông nam vịnh Thái Lan.

b. Vận may rủi:

Quay lại về vấn đề Thái Lan đang phải đối chọi với cơn lũ lịch sử cùng những bất ổn về chính trị. Ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết trận lụt này ảnh hưởng tai hại cả nông nghiệp lẫn công nghiệp. Ngân hàng dự báo thảm hoạ này sẽ cắt giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trong năm nay, sút giảm từ dự phóng trước đây là 4,1% xuống còn độ 2,6%. Thảm họa lũ lụt kéo dài tại Thái Lan đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các DN đặt nhà máy sản xuất tại nước này. Nhiều nhà máy ngập chìm trong nước khiến cho sản xuất đình đốn, dẫn đến nguồn cung cấp linh kiện, sản phẩm bị gián đoạn, nhiều DN trên toàn thế giới đã phải phải cắt giảm sản lượng, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm nữa, đặc biệt khi phân tích sâu vào ngành thủy sản. Lũ lụt đã tiến tới trung tâm sản xuất thủy sản Mahachai lớn nhất tại Thái. Lũ lụt tại Mahachai sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp thủy sản vì đây là khu tập trung nhiều nhà máy thủy sản nhất Thái Lan, nếu các nhà máy này bị tác động nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Thái. Lũ lụt còn tác động tới hệ thống cung cấp. Một số nhà cung cấp những sản phẩm phụ trợ như túi, bìa cactông, bột bao và nguyên liệu đều bị ngập trong lũ và điều này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung cấp. Hiện tại các nhà sản xuất Thái Lan phải đối mặt với hai vấn đề lớn đó là cạn kiệt nguyên liệu thô và thiếu hụt nhân công. Nhiều công nhân đã bỏ đi khi hoạt động sản xuất tạm dừng bởi lũ lụt dẫn đến tình trạng các nhà máy đối mặt với rất nhiều khó khăn khi muốn trở lại sản xuất

Do Thái Lan là nhà sản xuất thủy sản lớn, ảnh hưởng của lũ lụt chắc chắn sẽ được cảm nhận trên toàn ngành thuỷ sản. Lũ lụt lớn ở Thái Lan có thể mang lại lợi ích cho những ngành xuất khẩu thủy sản ở nước khác như Ấn Độ, Việt Nam vì tạo nhiều điều kiện hơn để tăng cường lấp đầy khoảng trống trong cung cấp. Thêm nữa do thủ đô Bangkok tập trung nhiều kho lạnh thủy sản nên ngành xuất khẩu thủy sản của Thái Lan sẽ bị ảnh hưởng, cần có thời gian để khôi phục lại hệ thống kho lạnh. Đây chính là cơ hội để ngành thủy sản

Việt Nam tìm kiếm thêm những đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng cá da trơn nói chung (cá tra, cá basa) vào những tháng cuối năm 2011, đầu năm 2012.

3. So sánh tổng hợp lợi thế cạnh tranh cá ba sa Việt Nam so với Thái Lan

1.1. Các yếu

Một phần của tài liệu mô hình kim cương_basa.docx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w