2017 0.36 7.95 0.874 0.05 2,305,808,280 0.57 0.96
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Đánh giá chung về tình hình kinh tế của NHTM Agribank, có thể nhận ra Agribank đang phát triển với một tốc độ tương đối ổn định. Tuy nhiên, nhìn vào Bảng 4.1, các số liệu đã chỉ ra rằng sau khi NHTM có bước nhảy vọt về lợi nhuận khi kết thúc năm 2011 thì hai năm sau đó, Agribank đã phải chịu sự sụt giảm nghiêm trọng về lợi nhuận. Chỉ số ROA giảm từ 0.87% xuống còn 0.41%, đặc biệt chỉ số ROE giảm hẳn một nửa so với mức trung bình năm 2011. Không chỉ Agribank mà những ngân hàng lớn khác cũng chịu sự sụt giảm lợi nhuận nghiêm trọng, ví dụ như Vietcombank, Vietinbank hay BIDV. Thực tế, theo thông tin của NHNN, lợi nhuận toàn ngành ngân hàng suy giảm đến 50% so với năm 2011. Trong năm 2012, Agribank đã giảm lãi suất cho vay 5 lần, tương ứng giảm lợi nhuận gần 9000 tỷ.
Sau đợt giảm lợi nhuận lần 2 vào năm 2013, Agribank đã từng bước hồi phục lại với một tiến độ chậm rãi và ổn định. Thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, có thể thấy Agribank đã rất cố gắng hoàn thành chỉ tiêu mỗi năm. Các tỷ suất sinh lời tăng
ROA ROE MCTE BCTE SIZE CE LA ROA 1.0000 ROE 0.9673 1.0000 MCTE -0.4947 -0.4118 1.0000 BCTE 0.4786 0.3980 -0.9787 1.0000 SIZE -0.0761 0.1416 0.6610 -0.6765 1.0000
đều qua các năm, đặc biệt, tỷ suất ROE đạt 11.43% vào cuối năm 2018, tăng gần như gấp ba so với năm 2013 khi Agribank bắt đầu hồi phục. Tuy không phát triển theo kiểu tăng vọt, nhưng Agribank vẫn đạt được những thành công nhất định và giữ vững vị trí của mình trong top đầu những ngân hàng lớn ở Việt Nam.
Nhìn lại quãng đường phát triển lợi nhuận của Agribank thông qua khả năng sinh lời, có thể nhận ra tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn, tỷ lệ vốn đi vay/ tổng nguồn vốn, quy mô ngân hàng và thanh khoản ngân hàng có sự phát triển cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Cụ thể, tỷ số vốn đi vay/ tổng nguồn vốn và thanh khoản ngân hàng đều thể hiện sự suy giảm vào năm 2012 và hồi phục lại trong năm 2013, sau đó tăng dần cho đến 2018. Tỷ số vốn huy động/ tổng nguồn vốn và quy mô ngân hàng thì tăng đều qua từng năm. Trong khi đó, chi phí hiệu quả lại giảm qua từng năm, tương đương với mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Do đó, bài viết đưa ra giả thuyết như sau:
H 1: Mối quan hệ tích cực có ý nghĩa tồn tại giữa tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
H 2: Mối quan hệ có ý nghĩa tích cực tồn tại giữa tỷ lệ vốn đi vay/ tổng nguồn vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
H 3: Mối quan hệ có ý nghĩa tích cực tồn tại giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời của ngân hàng.
H 4: Mối quan hệ tiêu cực có ý nghĩa tồn tại giữa chi phí hiệu quả và khả năng sinh lời của ngân hàng.
H 5: Mối quan hệ tích cực có ý nghĩa tồn tại giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng.
33