CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TOÀ ÁN NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.2 Tình hình, thống kê về các vụ án trong toà án nhân dân
Trong nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, đã giải quyết được 2.375.983 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 624.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Trong đó, năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 602.252 vụ việc, đã giải quyết được 544.604 vụ việc (đạt tỷ lệ 90,4%). Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều đạt chỉ tiêu mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Tình hình thụ lý, giải quyết từng loại vụ việc cụ thể như sau:
a) về xét xử các vụ án hình sự
Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật,
không để xảy ra oan sai, kết án oan người không có tội. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ
lý 386.165 vụ với 650.546 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 384.209 vụ với 641.616 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,5% về số vụ và 98,6% về số bị cáo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội
đề ra. Trong đó, năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 89.726 vụ với 162.295 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 87.770 vụ với 153.365 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,8% về số vụ và 94,5% về số bị cáo (sơ với năm 2019, thụ lý tăng 2.014 vụ với 15.842 bị cáo, giải quyết tăng 10.314 vụ với 26.853 bị cáo); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,18% (do nguyên nhân chủ quan là 0,59%); bị sửa là 4,91% (do nguyên nhân chủ quan là 0,26%).
Qua công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự trong năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-
tội
phạm về ma túy; xâm phạm trật tự công cộng; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người. Các Tòa án tiếp tục chú trọng việc tranh tụng tại phiên tòa theo hướng thực chất, hiệu quả, tạo điều kiện và bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực
hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác nên các vụ án đều được đưa ra xét xử kịp thời, trong thời hạn luật định. Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, đúng quy định của pháp luật. Việc xem xét, áp dụng hình phạt khác không phải là hình phạt tù đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Các Tòa án đã làm tốt công tác phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tổ chức 25.697 phiên tòa rút kinh nghiệm, trong đó năm 2020 đã tổ chức 5.676 phiên tòa rút kinh nghiệm, qua đó giúp các Thẩm phán, Kiểm sát viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo các phiên tòa đều được diễn ra khách quan và đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các Tòa án cũng đưa ra xét xử kịp thời và tuyên án nghiêm khắc đối với nhiều bị cáo vi phạm pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. Một số hạn chế, tồn tại trước đây trong công tác xét xử các vụ án hình sự đã được các Tòa án khắc phục có hiệu quả, như: việc áp dụng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã chuẩn xác hơn ; không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không6
có tội 7 ; việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật..
b) về giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao
động
Việc giải quyết các vụ việc dân sự về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời
quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ lý
1.894.472 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 1.842.684 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,3%, vượt chỉ
tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng 523.966 vụ việc;
giải quyết tăng 496.752 vụ việc). Trong đó, năm 2020, các Tòa án nhân dân đã thụ lý tổng
số 471.581 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 419.793 vụ việc, đạt tỷ lệ 89,02% (so với
năm 2019, số thụ lý giảm 25.189 vụ việc; giải quyết, xét xử tăng 32.365 vụ việc). Tỷ lệ các
bản án, quyết định bị hủy là 0,64% (do nguyên nhân chủ quan 0,46%); bị sửa là 1,2% (do
nguyên nhân chủ quan 0,6%). Trong đó, các Tòa án đã thụ lý 448.025 vụ việc dân sự; đã
giải quyết 400.651 vụ việc dân sự, đạt tỷ lệ 89%. Các Tòa án đã thụ lý 4.067 vụ việc lao động; đã giải quyết 3.789 vụ việc; đạt tỷ lệ 93,2%. Đã thụ lý 19.256 vụ việc kinh doanh thương mại; giải quyết 15.245 vụ việc; đạt tỷ lệ 79,2%. Các Tòa án phải giải quyết 225 đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 45 trường hợp; ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với 59 trường hợp, ra quyết định đình chỉ
giải quyết 19 trường hợp, tuyên bố phá sản 30 trường hợp; các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, các Tòa án đã thực hiện đúng quy định của Luật Tương trợ tư pháp và Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao nên hạn chế được tình trạng hồ sơ ủy thác tư pháp bị trả lại để hoàn
thiện. Tòa án nhân dân tối cao đã nghiên cứu, xây dựng Trang thông tin điện tử về tương trợ tư pháp; Kế hoạch triển khai thực hiện công tác ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định
của Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại mà Việt Nam là thành viên; chủ trì xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG ngày 05/12/2019 giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao quy định về trình tự, thủ tục phối hợp giữa Tòa án nhân dân và cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để thực hiện một số hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính ở nước ngoài. Trong nhiệm kỳ, các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 11.021 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp, đã nhận được kết quả trả lời đối với 8.444 trường hợp (đạt tỷ lệ 76,6%); các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã nhận được 3.647 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp vào Việt Nam, đã thực hiện được 3.262 hồ sơ (đạt tỷ lệ 94,1%), từ
chối
thực hiện đối với 221 trường hợp. Trong đó, năm 2020 đã chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 3.929 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp; đã nhận được kết quả trả lời đối với 1.352 trường hợp (đạt tỷ lệ 34,4%); các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã nhận được 989 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp vào Việt Nam; đã thực hiện được 604 hồ sơ (đạt tỷ
lệ 61%), từ chối thực hiện đối với 49 trường hợp.
Để đánh giá thực trạng, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các biện pháp khẩn
cấp tạm thời, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập các đoàn kiểm tra việc áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời tại một số Tòa án địa phương; trên cơ sở đó ban hành Chỉ thị số 03/2019/CT-CA ngày 30/12/2019 về việc nâng cao chất lượng áp dụng các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự; Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Năm 2020, các Toà án đã thụ
lý 2.037 yêu cầu áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; đã giải quyết 1.865
yêu cầu, trong đó chấp nhận 1.273 yêu cầu (chiếm 68,3%); không chấp nhận 459 yêu cầu (chiếm 24,6%); đương sự rút 133 yêu cầu; còn lại 172 yêu cầu đang được xem xét, giải quyết.
Qua quá trình giải quyết các vụ việc dân sự cho thấy, các Tòa án đã làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; chủ động
xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật;
tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án. Các Tòa án đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để án quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng căn cứ pháp luật. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã quan tâm chỉ đạo các Tòa án chú trọng và tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, qua đó giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng
cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân
sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, đã hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án trình Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9. Trong năm 2020 và nhiệm kỳ 2016-2020, các Tòa án đã khắc phục được việc để các vụ án quá thời hạn quy định của pháp luật; giảm số lượng bản án, quyết định tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho công tác thi hành
c) về giải quyết các vụ án hành chính
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã thụ lý 36.354 vụ, đã giải quyết, xét xử được 32.466 vụ 18 , đạt tỷ lệ 89,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra (so với nhiệm kỳ trước, đã thụ lý tăng 10.889 vụ, đã giải quyết tăng 7.707 vụ). Trong đó, năm 2020, các Tòa án nhân dân đã thụ lý 12.470 vụ; đã giải quyết, xét xử được 8.582 vụ, đạt tỷ lệ 68,8% (so với năm 2019, thụ lý giảm 332 vụ, xét xử tăng 1.027 vụ). Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy là 3,26% (do nguyên nhân chủ quan là 2,62%); bị sửa là 2,92% (do nguyên nhân chủ quan là 2,54%). Tỷ lệ bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là 28,5%; tỷ lệ bản án sơ thẩm, phúc thẩm có kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 1,13%. Các Tòa án nhân dân đã giải thích hoặc kháng nghị đối với 02 bản án, quyết định do tuyên không rõ
ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án; ban hành 124 quyết định buộc thi hành án hành chính.
TAND hai cấp TP đã giải quyết gần 700 vụ trên tổng số gần 1.600 vụ. Nhìn chung, phần lớn các vụ án hành chính tòa án thụ lý là những khiếu kiện có tính chất phức tạp, liên quan tới các quyết định, hành vi về quản lý hành chính trên địa bàn TP, tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực như quản lý đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; lĩnh vực thuế, hải quan.
Chánh án TAND TP HCM Lê Thanh Phong cho biết, trong năm qua, mặc dù số lượng các vụ việc mà TAND hai cấp phải thụ lý, giải quyết lớn, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, tình hình dịch bệnh kéo dài làm gián đoạn việc xét xử, giải quyết án nhưng TAND hai cấp đã có nhiều cố gắng và giải quyết đạt gần 80% các vụ án thuộc thẩm quyền; đã hạn chế
đến mức thấp việc các vụ án quá hạn luật định; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán thấp hơn 0,16% so với cùng kỳ năm 2019.