Nguyên nhân của hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu BÀI báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 43 - 44)

Trong trồng trọt: con người đã khai thác chặt phá rừng để canh tác sản xuất nông nghiệp làm mất nơi cư trú và suy giảm đa dạng sinh học, hủy diệt rừng tự nhiên. Con người sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và phân bón không tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng gây ô nhiễm nguồn nước, đất, thoái hóa đất, gia tăng phát thải khí nhà kính như N2O, ảnh hưởng sức khỏe con người, môi trường và phá hủy hệ sinh thái. Trong quá trình canh tác, nông dân đốt nương rẫy, rơm rạ, phế phẩm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc sử dụng các loài động vật thực vật ngoại lai không thích hợp với điều kiện địa phương gây ra dễ bị sâu bệnh và tiêu diệt các loài bản địa. Chế độ độc canh có phạm vi rộng gia tăng và mức độ tác động của sâu hại, bệnh tật. Ngoài ra, một số vùng còn áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác không phù hợp giảm năng suất, lợi ích và hiệu quả kinh tế.

Trong chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi kéo theo sự phát triển của các nhà máy thức ăn, các lò mổ và chất thải từ các nhà máy thức ăn, các lò mổ là một trong những tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường. Chất thải trong chăn nuôi có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm đất, nước, không khí và giải phóng vào bầu khí quyển lượng khí CH4 nhất định. Bên cạnh đó, chăn thả có thể thúc đẩy xói mòn, giảm đa dạng sinh học của rừng, phá hủy mùa màng, lớp phủ thực vật. Sự cạnh tranh giữa gia súc và các loài tự nhiên có thể mất các loài tự nhiên. Phá hủy xâm lấn nơi cư trú tự nhiên của các loài quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Trong thủy sản: Thức ăn thừa, các chất thải của động vật thủy sản sẽ làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến phá hủy hệ sinh thái tự nhiên. Sự phát triển của ngành thủy sản kéotheo sự phát triển của các nhà máy thức ăn thủy sản, các nhà máy chế biến thủy sản. Chất thải từ các nhà máy này là tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường. Các hình thức khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như sốc điện, chất nổ, chất độc đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản không theo đúng quy hoạch có thể gây mất các hệ thống rừngngập nước tự nhiên. Cạnh tranh giữa các loài ngoại lai với loài bản địa có thể dẫn đến tuyệt trừ các loài bản địa. Tất cả những nguyên nhân trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm mất hệ sinh thái, khu dự trữ sinh quyển và giảm khả năng hấp thụ cacbon của các hệ sinh thái tự nhiên đã tồn tại.

Lâm nghiệp: Con người hiện đang khai thác, chặt phá rừng một cách bừa bãi. Việc đốt rừng làm nương, làm rẫy, làm nơi cư trú cũng đã và đang diễn ra với nhiều vùng đặc biệt là những vùng trình độ dân trí chưa cao. Các hoạt động này làm suy giảm nghiêm trọng đến quá trình tích trữ cacbon. Hoạt động săn bắt động vật rừng trái phép, đặc biệt là các loài quý hiếm vẫn đang diễn ra hủy hoại hệ sinh thái rừng.

Một phần của tài liệu BÀI báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w