Để hoàn thành luận văn, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn đã được xử lý như các bài nghiên cứu, các báo cáo về phí thi hành án, các quy định pháp luật sửa đổi trong từng thời kỳ.
Trong luận văn này, những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý phí thi hành án được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật của nhà nước đã công bố
Các dữ liệu bên trong là các dữ liệu của các vụ chức năng trong cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự như các Báo cáo về công tác Thi hành án dân sự hàng năm, báo cáo tình hình thu, nộp phí thi hành án, báo cáo số liệu phí để điều hòa thi hành án,phương án điều hòa phí ... hoặc các tài liệu thuộc nội bộ
của của Tổng cục Thi hành án dân sự nghiên cứu, được lưu tại cơ quan Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp.
Dữ liệu bên ngoài là dữ liệu từ các đơn vị bên ngoài như: số liệu tình hình thu, nộp và sử dụng phí thi hành án của các Cục THADS, báo cáo tình hình quyết toán ngân sách của toàn hệ thống cơ quan THADS của Cục Kế hoạch Tài chính, Bộ Tư pháp, báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về công tác Thi hành án dân sự tại các kỳ họp Quốc Hội Khóa XIV, báo cáo của các cơ quan liên quan tại các địa phương....
Sử dụng các dữ liệu trên nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý phí thi hành án tại Tổng cục.
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến quản lý phí thi hành án dân sự.
2.2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Đề tài phân tích các số liệu về chỉ tiêu giao thu phí thi hành án, số liệu thu nộp phí thi hành án, số liệu phí được sử dụng và số đã sử dụng qua đó đánh giá tình hình quản lý thực hiện thu nộp phí và sử dụng tại các cơ quan THADS địa phương, việc quản lý phí thi hành án tại Tổng cục Thi hành án dân sự.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích
Trong đề tài này, phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Ở Chương 1 tác giả dùng phương pháp phân tích để tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đúc rút những thành tựu đạt được để kế thừa và tìm ra những khoảng trống cần làm rõ hơn. Chương 3 luận văn sử dụng các số liệu các năm từ 2017 đến 2020. Tác giả phân tích làm rõ thực trạng quản lý phí thi hành án tại Tổng cục Thi hành án dân sự theo các nội dung quản lý phí thi hành án, dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra những tồn tại hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện ở Chương 4.
Đề tài tổng hợp số liệu thu phí của các Cục THADS số thu hàng tháng, hàng quý và hàng năm, số thu nộp và sử dụng tổng hợp của từng địa phương, từng vùng, miền để đánh giá ảnh hưởng của việc thu phí đối với quản lý phí thi hành án dân sự.
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các dữ liệu thu thập được để có một cách đánh giá tổng quan về số thu, nộp và sử dụng phí thi hành án, từ đó bao quát được tình hình tổng thể về phí thi hành án và tìm ra những vấn đề còn cần phải hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp là phương pháp nhằm xác định các thuộc tính, các mối liên hệ chung, các quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố thu, nộp, sử dụng phí thi hành án dân sự. Tổng hợp là kết quả nghiên cứu phân tích và kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh và thống nhất.
Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận văn, sau khi tiến hành phân tích thông tin đã thu thập, luận văn tổng hợp kết quả phân tích để đưa ra nhận định chung về vấn đề quản lý phí thi hành án. Tổng hợp kết quả phân tích là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với công tác quản lý phí thi hành án tại Tổng cục Thi hành án dân sự.
2.2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả
Là hệ thống các phương pháp để thu thập, mô tả và trình bày số liệu trong những điều kiện thời gian cụ thể để minh chứng cho kết quả, nhận định, đánh giá đưa ra trong quá trình phân tích.
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và lập thành các bảng biểu.
Phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng để nghiên cứu Chương 1 của luận văn, qua việc thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý phí thi hành án , từ đó rút ra khoảng trống mà luận văn cần tiếp tục nghiên cứu.
Phương pháp này cũng được sử dụng ở Chương 3 qua việc mô tả tình hình phát triển, cơ cấu tổ chức, các chức năng nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự.
2.2.2.5. Phương pháp thống kê so sánh
Ở luận văn này, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng ở Chương 3 để so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý phí thi hành án tại Tổng cục Thi hành án, so sánh các tiêu chí, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy được sự thay đổi và mức độ đạt được của các tiêu chí cần phân tích, đánh giá, bao gồm so sánh hiệu quả quản lý phí thi hành án giữa các năm với nhau, năm sau so với năm trước trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở Chương 4.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÍ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1. Khái quát về Tổng cục thi hành án dân sự
3.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục thi hành án dân sự
* Cơ cấu tổ chức: Theo Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp thì Tổng cục THADS được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
- Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương gồm có: Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1); Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2); Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3); Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng, và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
+ Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
+ Chi cục Thi hành án dân sự ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện) trực thuộc Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.
* Chức năng của Tổng cục Thi hành án dân sự: là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự và thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước; thực hiện quản lý chuyên ngành về thi hành án dân sự và thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thi hành án dân sự có Tổng Cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng; Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án, công chức khác và viên chức.
* Nhiệm vụ của Tổng cục Thi hành án dân sự: Tổng cục có các nhiệm vụ và quyền hạn như: tham mưu xây dựng thể chế; xây dựng bộ máy; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ; kiểm tra; phối hợp thanh tra; giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm; phòng ngừa tội phạm; theo dõi thi hành pháp luật; hợp tác quốc tế; thi đua - khen thưởng; cải cách hành chính, tư pháp, Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, từ chức, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, quản lý, thực hiện phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự...
Khoản 17 Điều 2 Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục đối với công tác quản lý nhà nước về phí thi hành án như sau: “Quản lý khoản thu phí do cơ quan thi hành án dân sự nộp cho Tổng cục THADS để thực hiện việc điều hòa phí thi hành án và sử dụng theo quy định của pháp luật.”
3.1.2. Kết quả công tác thi hành án dân sự giai đoạn 2017 - 2020
Thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/6/2015 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12/7/2016 ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, phân công của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Công tác THADS giai đoạn 2017-2020 đã bám sát các Nghị quyết, Quyết định nêu trên. Trên cơ sở Luật Thi sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác thi hành án dân sự đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể:
- Năm 2017: phải thi hành 869.430 việc, tương ứng với trên 163.658 tỷ đồng; có điều kiện 693.264 việc, tương ứng với trên 92.000 tỷ đồng (chiếm 79,74% về việc và 56,21% về tiền phải thi hành); thi hành xong 549.415 việc, tương ứng với trên 35.242 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 79,25% về việc và 38,31% về tiền
(vượt 9,25% về việc và 8,31% về tiền so với chỉ tiêu được giao). Chuyển kỳ sau 320.015 việc, tương ứng với trên 128.415 tỷ đồng.
- Năm 2018: phải thi hành 914.083 việc, tương ứng với trên 178.628 tỷ đồng; có điều kiện 711.990 việc, tương ứng với trên 90.009 tỷ đồng (chiếm 77,89% về việc và 51,28% về tiền phải thi hành); thi hành xong 571.708 việc, tương ứng với trên 34.520 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 80,30% về việc và 38,35% về tiền
(vượt 8,30% về việc và 6,35% về tiền so với chỉ tiêu được giao). Chuyển kỳ sau 342.375 việc, tương ứng với trên 140.989 tỷ đồng. [10]
- Năm 2019: phải thi hành 960.656 việc, tương ứng với trên 251.435 tỷ đồng; có điều kiện 737.979 việc, tương ứng với trên 148.903 tỷ đồng (chiếm 76,82% về việc và 59,22% về tiền phải thi hành); thi hành xong 579.256 việc, tương ứng với trên 52.808 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 78,59% về việc và 35,43% về tiền
(vượt 5,59% về việc và 2,43% về tiền so với chỉ tiêu được giao) [11]
- Năm 2020: Về việc: Đã thi hành xong là 577.582 việc, giảm 2.306 việc (giảm 0,40% so với năm 2019, đạt tỉ lệ 81,41%, tăng 2,83% so với năm 2019. Số việc chuyển kỳ sau 309.247 việc.
Về tiền: Đã thi hành xong là 53.779 tỷ 842 triệu 312 nghìn đồng, tăng 971 tỷ 609 triệu 646 nghìn đồng (tăng 1,84% so với năm 2019), đạt tỉ lệ 40,10% (tăng 4,63% so với năm 2019). Số tiền chuyển kỳ sau 211.131 tỷ 714 triệu 964 nghìn đồng.
Bảng 3.1: Bảng số liệu về kết quả thi hành về việc và tiền thi hành án dân sự trong cả nước giai đoạn 2017-2020
Phải thi hành Thi hành xong Tỷ lệ Chuyển kỳ sau
Việc Tiền Việc Tiền Việc Tiền Việc Tiền
2017 869.430 163.658 tỷ 549.415 35.242 tỷ 79,25% 38,31% 320.01 5 128.415 tỷ 2018 914.083 178.628 tỷ 571.708 34.520 tỷ 80,30% 38,35% 342.37 5 140.989 tỷ 2019 960.656 251.435 tỷ 579.256 52.808 tỷ 78,59% 35,43% 381.40 0 198.627 tỷ
2020 986.829 264.911 557.582 53.779 tỷ 81,41% 40,10% 309.24 7
211.131 tỷ
Qua các số liệu trên cho thấy, số việc, tiền mà cơ quan THADS phải tổ chức thi hành ngày càng tăng. Các cơ quan THADS đã nỗ lực tổ chức thi hành đảm bảo và vượt chỉ tiêu được giao. Kết quả thi hành án khẳng định vai trò quan trọng của cơ quan THADS trong việc góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả này là cơ sở để cơ quan THADS thực hiện việc thu, nộp và sử dụng phí thi hành án .
3.2. Thực trạng quản lý phí thi hành án dân sự tại Tổng cục thi hành án dân sự giai đoạn 2017-2019
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý phí thi hành án dân sự
3.2.1.1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch
*Hệ thống văn bản pháp luật về phí thi hành án dân sự và quản lý phí thi hành án dân sự
Hoạt động THADS đã được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định từ năm 1946, tuy nhiên, những quy định về phí thi hành án thì chỉ mới ra đời từ khi có Pháp lệnh THADS năm 2004, và đến khi Thông tư liên tịch số 43/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS có hiệu lực thi hành, thì việc thu phí thi hành án mới chính thức đi vào cuộc sống.
Hiện nay, các văn bản pháp luật về phí thi hành án như Luật thi hành án dân sự năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014, các Nghị định 61, Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử
dụng phí thi hành án; Thông tư số 74/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 216/2016/TT-BTC,