5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Đôi nét về tác phẩm “Xứ tuyết”
1.3.1. Hoàn cảnh sáng tác
Mùa xuân năm 1934, Kawabata đến thăm suối nước nóng ở Yuzawa, đầu nguồn dòng sông Đá. Sau đó, ông đi tiếp một chuyến nữa vào mùa thu trong năm và đó cũng là lần ông bắt đầu viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất của mình – “Xứ tuyết”
(Yukiguni). Tác phẩm được viết, chỉnh sửa và hoàn thành trong thời gian 12 năm (từ năm 1934 đến 1947), đó là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật và đưa văn tả cảnh đạt tới đỉnh điểm của nghệ thuật miêu tả cổ điển. Tiểu thuyết này đã chính thức đưa Kawabata trở thành một nhà văn quan trọng trên văn đàn Nhật Bản. Nó đề cập tới sự duyên dáng, hấp dẫn không chỉ của người nghệ nữ geisha mà của giới phụ nữ Nhật Bản, mặc dù có những sáng tạo độc đáo thì tác phẩm này vẫn gần với các tác phẩm văn học của Thời Kỳ Heian.
Chương đầu tiên của tác phẩm xuất hiện vào tháng 11/1935 trên báo Nihon Hyoron (Công Luận Nhật Bản), những chương tiếp theo tiếp tục ra mắt trên những tạp chí khác nhau cho tới khi tiểu thuyết hoàn thành vào tháng 05/1937. Trước khi tiểu thuyết ra mắt, Kawabata đã đọc tổng quát, sửa chữa lại từng chương một. Tác phẩm được các nhà phê bình hoan nghênh và được đón đọc rộng rãi. Vào năm 1939-1940, ông viết thêm hai chương, sửa lại chúng và cuối cùng hoàn thành tác phẩm vào năm 1947. Trong thực tế, không lâu trước khi chết, Kawabata đã viết một đoạn văn cỡ lòng bàn tay giải thích về tác phẩm. Đó là bằng chứng cho thấy ông xem nó như một tác phẩm then chốt trong sự nghiệp của mình.
Tác phẩm ra đời trong nước Nhật có những biến động về chính trị và đường lối ngoại giao thật sâu sắc như cuộc chiến tranh Hoa – Nhật xảy ra chính phủ Nhật tiến hành kiểm duyệt báo chí và làm áp lực lên các nhà văn khiến cho tình hình văn học gặp không ít khó khăn, chủ nghĩa phát xít Nhật hình thành và bị tiêu diệt nhưng mầm mống vẫn còn dần dần đưa nước Nhật bước vào con đường phát xít hóa, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ gây cho nước Nhật nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Tình hình
trong nước không ổn định cùng với những trào lưu tư tưởng bên ngoài du nhập vào làm cho mọi mặt của đời sống Nhật có những thay đổi to lớn về văn hóa, xã hội, chính trị… Cũng trong thời gian này, tác giả viết nhiều tác phẩm phản ánh cuộc sống và đồng thời có sụ đóng góp tích cực vào các hoạt động của nền văn học Nhật Bản như tham gia vào “Hội Các Nhà Văn Nhật” cùng với nhiều nhà văn nổi tiếng khác (năm 1940), thành viên của “Hội Văn Chương Ái Quốc Nhật Bản” (năm 1942),…