Quản trị địa phương (Local Governance) là một trong 3 cấp độ của quản trị, đó là quản trị tồn cầu, quản trị quốc gia, quản trị địa phương. Quản trị địa phương bao gồm những thiết chế nhà nước và cả những thiết chế phi nhà nước ở tầm địa phương như: các quy phạm xã hội (quy ước, hương ước, tập tục) các mạng lưới xã hội, các tổ chức cộng đồng…, khuôn khổ cho các mối tương tác giữa công dân và công dân, công dân và nhà nước, cơ chế ra quyết định, cung cấp dịch vụ cơng ở cấp địa phương.
Có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của quản trị địa phương như sau:
- Quản trị địa phương gắn với các cơng việc của địa phương và lợi ích của nhân dân địa phương. Do đó, q trình quản trị cần căn cứ vào đặc điểm, nguồn lực của địa phương và nhu cầu của người dân địa phương để xây dựng kế hoạch chiến lược cho địa phương.
- Chủ thể của quản trị địa phương là cộng đồng dân cư địa phương, bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ… và cơng dân đang sinh sống, hoạt động tại lãnh thổ địa phương. Sự tham gia của các chủ thể vào quản trị địa phương được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính quyền địa phương có quyền tự quản nhất định trong xây dựng và quản lý bộ máy của mình.
- Quản trị địa phương tại mỗi cấp có quyền tự quản nhất định về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, ngân sách phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.
- Quản trị địa phương chịu sự kiểm sốt của chính quyền trung ương. Quản trị địa phương chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Trình độ dân trí và mức độ tự ý thức về quyền cơng dân.
- Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội vào quản trị địa phương. - Trách nhiệm báo cáo và giải trình.