CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA

Một phần của tài liệu bantincchcso23 (Trang 41)

doanh nói riêng tiếp tục được Bộ Công Thương quan tâm, đẩy mạnh. Đây là chia sẻ của Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) Nguyễn Anh Sơn trong cuộc trao đổi với phóng viên

Báo Công Thương.

Phóng viên: Ông có thể khái quát những dấu mốc quan trọng về cắt giảm các điều kiện

đầu tư, kinh doanhnhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mà Bộ Công Thương đạt được trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Anh Sơn: Trước năm 2016, toàn ngành có khoảng 1.216 điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, bước vào nhiệm kỳ 2016 - 2020, Bộ Công Thương đã nghiêm túc, quyết liệt triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp thông qua

việc thúc đẩy cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết, bất cập và trở ngại

cho doanh nghiệp. Các hoạt động rà soát, cắt giảm thủ tục được Bộ tiến hành công khai, minh bạch, qua nhiều lần, nhiều tầng, nấc, không chạy theo thành tích, cắt giảm phải có cơ sở và không được buông lỏng, vẫn phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Nhờ tinh thần quyết liệt, 5 năm qua việc thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh của Bộ được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao và là Bộ tiên phong trong việc cắt giảm này, thể hiện qua con số như: Năm 2017, 2018, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh trên tổng số 1.216 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (chiếm tỷ lệ 55,5%). Năm 2019, 2020, thêm 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được cắt giảm. Trong số các điều kiện đầu tư, kinh doanhđược cắt giảm, đơn giản hóa, nhiều điều kiện có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpnhư trong lĩnh vực: Điện, ôtô, xăng dầu, gas, an toàn thực phẩm…

Phóng viên: Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong năm 2021 và giai đoạn sắp tới,

định hướng của Bộ Công Thương trong việc cải cách hành chính nói chung và cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanhnói riêng ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Sơn:Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chuẩn bị và thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược 10 năm 2021 - 2030 phát triển triển kinh tế - xã

hội; nền kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng, có những chuyển biến tích cực nhưng song hành với yếu tố bất định hơn từ môi trường kinh tế thế giới. Trước bối cảnh này, Bộ sẽ tiếp tục rà soát và xây dựng lộ trình Phương án cắt giảm các quy định gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệptheo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết

Một phần của tài liệu bantincchcso23 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)