Mô hình tổng thể của mạng vô tuyến nhận thức [7]

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG KÊNH TRUYỀN TRONG MẠNG VÔ TUYẾN NHẬN THỨC (Trang 52 - 54)

c. Cảm biến dựa trên nhiễu

2.5.3. Mô hình tổng thể của mạng vô tuyến nhận thức [7]

Mạng vô tuyến hiện nay đang tồn tại sử dụng hỗn hợp nhiều c h u ẩ n phổ và công nghệ truyền thông khác nhau. Hơn nữa, có một số phần phổ vô tuyến đã được cấp phép cho các mục đích khác nhau nhưng vân còn một số băng tần vẫn chưa được cấp phép.

Hình 2.14. Mô hình kiến trúc mạng vô tuyến nhận thức

Các thành phần kiến trúc của mạng vô tuyến nhận thức, như hình 2.14, có thể phân thành hai nhóm là mạng chính và mạng phụ. Các thành phần cơ bản của hai nhóm mạng này được xác định như sau:

nhất định, chẳng hạn như mạng TV quảng bá, hay mạng tổ ong nói chung. Các thành phần của mạng chính bao gồm:

* Người dùng chính: Người dùng chính (hay người dùng được cấp

phép) có giấy phép để hoạt động trong một băng phổ nhất định. Truy nhập này chỉ được giám sát bởi trạm gốc chính và không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động của bất kì người dùng không được cấp phép khác. Để cùng tồn tại với các trạm gốc Vô tuyến nhận thức và người dùng Vô tuyến nhận thức, những người dùng chính này không cần bất cứ sự điều chỉnh hoặc chức năng cộng thêm nào.

* Trạm gốc chính: Trạm gốc chính (hay trạm gốc được cấp phép) là

thành phần cơ sở hạ tầng mạng được cố định, có giấy phép phổ, như BTS trong mạng tổ ong. Về nguyên tắc, trạm gốc chính không có khả năng chia sẻ phổ với những người dùng Vô tuyến nhận thức. Tuy nhiên, trạm gốc chính này có thể yêu cầu để có được khả năng này.

* Mạng phụ: Mạng phụ (mạng truy nhập phổ tần động, mạng thứ cấp,

mạng không được cấp phép) không có giấy phép để hoạt động trong một băng mong muốn. Do đó, nó chỉ được phép truy nhập phổ khi có cơ hội. Mạng phụ gồm các thành phần sau:

* Người dùng p h ụ: Người dùng p h ụ ( người dùng không được cấp

phép, người dùng thứ cấp) không có giấy phép sử dụng phổ. Do đó, cần có các chức năng cộng thêm để chia sẻ băng phổ cấp phép.

* Trạm gốc phụ: Trạm gốc phụ (hay trạm gốc xG, trạm gốc không cấp

phép, trạm gốc thứ cấp) là thành phần cơ sở hạ tầng cố định. Trạm gốc phụ cung cấp kết nối đơn chặng tới những người dùng p h ụ mà không cần giấy phép truy nhập phổ. Thông qua kết nối này, người dùng p h ụ có thể truy nhập đến các mạng khác.

bộ phận mạng trung tâm đóng vai trò trong việc chia sẻ các tài nguyên phổ tần giữa các người dùng phụ . Bộ phân chia phổ có thể kết nối với từng mạng và có thể phục vụ với tư cách là bộ phận quản lí thông tin phổ, nhằm cho phép các mạng phụ cùng tồn tại.

Mạng Vô tuyến nhận thức bao gồm nhiều loại mạng khác nhau: mạng chính, mạng phụ dựa trên cơ sở hạ tầng, và mạng ad hoc. Mạng Vô tuyến nhận thức hoạt động dưới môi trường phổ hỗn hợp, bao gồm cả các băng cấp phép và không cấp phép. Do đó, trong mạng Vô tuyến nhận thức, có ba loại truy nhập khác nhau, đó là:

Truy cập mạng phụ (xG network access): Người dùng phụ có thể truy nhập tới chính trạm gốc của mạng chính ở cả băng cấp phép và không cấp phép.

Truy cập mạng vô tuyến nhận thức ad hoc (xG ad hoc access): Người dùng Vô tuyến nhận thức có thể truyền thông tin với những người dùng Vô tuyến nhận thức khác thông qua kết nối ad hoc ở cả băng cấp phép và không cấp phép.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ƯỚC LƯỢNG KÊNH TRUYỀN TRONG MẠNG VÔ TUYẾN NHẬN THỨC (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w