NGƯỜI DÂN TỘC
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các nữ chiến sĩ, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.
Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.
Nhiều chiến sĩ người dân tộc đã lấy họ Hồ cho mình như Hồ Vai, Hồ Can Lịch, Hồ Văn Bột...
Mùa thu năm 1964, chị Choáng Kring Thêm - chiến sĩ người dân tộc Cà Tu, tham gia đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được ra miền Bắc, gặp Bác Hồ. Chị Thêm kể:
“Đoàn chúng tôi vừa bước xuống xe thì đã thấy Bác đứng chờ ngay ngoài sân.
Bác ôm hôn thắm thiết các thành viên trong đoàn. Chúng tôi theo Bác đến dãy bàn tiếp khách kê ngay ngoài
vườn đầy hoa và nắng. Thấy tôi mặc bộ quần áo dân tộc, Bác nói:
- Cháu đúng là con gái dân tộc Cà Tu giữ được tính chất của dân tộc mình.
Chị Ngân, chị Cao gặp Bác, mừng quá khóc lên. Bác dịu dàng bảo:
- Các cháu gái đừng khóc. Gặp Bác phải vui chứ. Hai cháu hãy kể cho Bác nghe bà con ta ở tiền tuyến đánh Mỹ như thế nào?
Tôi thưa:
- Thưa Bác, cháu thương, cháu nhớ Bác. Tất cả đồng bào dân tộc miền Nam đều thương nhớ Bác.
Sau đó tôi kể Bác nghe một số chuyện chiến đấu của mẹ Giớn, anh Bên, em Thơ...
Bác nói:
- Cuộc kháng chiến của đồng bào miền Nam ta là toàn dân, toàn diện. Trẻ, già, gái, trai, Kinh, Cà Tu, Cà Tang và đồng bào các dân tộc khác đều sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”.
Tôi hiểu đó là Bác dành tình thương mênh mông của Bác cho tất cả chúng ta.
Trích “Những chuyện kể về Bác”
Sinh ra ở một làng nghèo ven sông Hồng xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, thầy Nguyễn Biên Giới có tuổi thơ nhọc nhằn như bao người bạn cùng trang lứa. Nhưng chính cái nhọc nhằn vất vả đã hun đúc trong tâm hồn chàng trai trẻ lòng quyết tâm chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức. Sau khi tốt nghiệp cấp II trong khi không ít các bạn nghỉ học ở nhà lao động giúp gia đình thì Thầy cặm cụi đạp xe trên con đường đất dài 15km theo học cấp III. Trời nắng hay trời mưa, con đường hanh hao cát bụi gió mưa lầy lội không ngăn cản tình yêu của thầy với toán hoc. Ba năm dưới mái trường phổ thông thầy đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Rời ghế nhà trường, cổng trường đại học thênh thang rộng mở, cầm trên tay 3 “tấm vé” vào những trường ĐH danh giá bậc nhất của cả nước lúc bấy giờ mà bất cứ học sinh nào cũng mơ ước, thầy không chọn trường ĐH Giao thông hay ĐH Bách Khoa mà chọn Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên để theo đuổi mơ ước chảy bỏng.
Sau 4 năm miệt mài trên giảng đường đại học, ra trường với tấm bằng trên tay, không ở lại thành phố hoa lệ đầy quyến rũ mưu sinh như bao bạn trẻ khác thầy trở
về quê theo tiếng gọi của sóng, gió Sông Hồng, lập gia đình và được phân công về giảng dạy môn Toán ở trường THPT Phạm Công Bình - ngôi trường có tiền thân từ trường bán công. Trong 17 năm giảng dạy thầy đã có 14 năm được nhà trường giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Với những kiến thức đã học trong nhà trường và niềm “khát” chữ mà dường như thầy đã nhìn thấy trong những ước mơ của chính mình ngày bé, thầy đã chú tâm vào soạn giáo án, tìm phương pháp hay nhất để truyền đạt cho học sinh, mỗi bài giảng của Thầy là một điều mới lạ với các em. Thầy luôn chân tình, cởi mở tạo tình cảm thân thiện, gần gũi với học trò giúp các em tự tin, hăng say trong mỗi bài giảng của Thầy, làm các em
yêu môn học hơn mặc dù đó là môn học khô và khó. Mỗi bài giảng của thầy không chỉ giúp các em hệ thống kiến thức và rèn luyện kỹ năng mà còn hướng tâm hồn các em vào tình yêu cái đẹp và trở thành người tử tế. Không chỉ nhiệt tình trong giảng dạy mà trong công tác chủ nhiệm Thầy cũng rất sát sao, quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó bằng cách miễn giảm tiền học ôn thi, chuyên đề cho các em. Số tiền không nhiều nhưng đã lan tỏa việc làm cao đẹp của người thầy trong các em. Thầy cho rằng “Một giáo viên giỏi không chỉ dạy bằng kiến thức mà còn dạy bằng tình yêu”. Chính từ suy nghĩ đó thầy đã động viên kịp thời, đốt lên ngọn lửa niềm say mê học tập của học sinh. Kết quả đội tuyển học sinh giỏi của Thầy năm nào cũng có giải