Kênh phản ánh tin cậy của người dân

Một phần của tài liệu DB07.3.2017 (Trang 27 - 29)

Rất nhiều bức xúc của người dân được phản ánh qua "đường dây nóng" đã được chính quyền TP Hồ Chí Minh tiếp nhận chỉ đạo, xử lý rốt ráo làm người dân hài lòng. "Ðường dây nóng" của UBND thành phố đang dần trở thành một kênh phản ánh thông tin đáng tin cậy của người dân…

Bộ phận trực đường dây nóng của Văn phòng UBND thành phố

Giải quyết ngay bức xúc của người dân

Ðó là trường hợp của anh LLT (ngụ phường 12, quận 10) khi gọi đến "đường dây nóng" của Văn phòng UBND thành phố phản ánh về tình trạng mỗi khi đến UBND phường 12 làm giấy tờ mà lãnh đạo đi vắng, hoặc bận họp thì anh luôn phải chờ đợi hoặc được hẹn hôm khác. Ngay khi tiếp nhận phản ánh nêu trên của người dân, Văn phòng UBND thành phố đã liên lạc với tổ xử lý thông tin "đường dây nóng" của UBND quận 10 để chỉ đạo giải quyết. Chỉ năm phút sau, anh T đã nhận được kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND phường. Qua sự việc này, UBND quận 10 cũng đã yêu cầu UBND phường 12 phải bảo đảm giải

quyết các thủ tục hành chính nhanh, đúng thời gian khi người dân đến giao dịch hành chính tại phường, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tương tự.

Không chỉ giải quyết ngay những vụ việc đơn giản mà cả những vụ việc phức tạp liên quan khiếu kiện đất đai cũng được tổ xử lý thông tin của "đường dây nóng" thành phố tiếp nhận xử lý một cách rốt ráo. Ðiển hình như trường hợp của bà Nguyễn Thị Cẩm H (ngụ phường 1, quận Tân Bình). Bà H phản ánh đến "đường dây nóng" của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) thành phố: Năm 2014, cha bà H bán nhà cho ông T. Ngày 2-10-2014, giấy tờ công chứng xong. Ðến ngày 3-10, cha bà H bị bệnh cho nên không đến làm thủ tục được. Ðến khoảng 14 giờ cùng ngày, cha bà H nộp giấy cho đơn vị thuế để có chứng từ nộp qua Sở TN-MT thì 15 giờ chủ quyền nhà đã đứng tên ông T trong khi ông T chưa trả tiền cho người bán. Bà H cũng phản ánh thêm, ngày 2-10- 2014, hai bên mới giao dịch nhưng ngày 30-9-2014, một cán bộ của Sở TN-MT đã ra sẵn thủ tục. Khi bà H khiếu nại thì bộ phận này đẩy trách nhiệm qua bộ phận khác. Hơn hai năm khởi kiện, gia đình bà H chưa nhận được sự xét xử công bằng.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của bà H, ngày 7-3-2016, đích thân Giám đốc Sở TN-MT đã tiếp cha của bà H. Người đứng đầu Sở TN-MT thành phố đã hướng dẫn, giải thích và cha bà H đã đồng ý với hướng giải quyết của sở. Ngày 15-3, Sở TN-MT đã có công văn gửi TAND quận Tân Bình đề nghị sớm giải quyết vụ án dân sự hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất theo đơn khởi kiện của gia đình bà H…

Tạo niềm tin trong nhân dân

Việc giải quyết bức xúc của gia đình bà H sau khi tiếp nhận thông tin qua "đường dây nóng" của lãnh đạo Sở TN-MT chỉ là một trong nhiều nỗ lực mà lãnh đạo sở này đang thực hiện để tạo thêm niềm tin trong dân. Theo Phó Giám đốc Sở TN-MT thành phố Hồ Chí Minh Trần Văn Thạch, sau một năm có chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố trong việc tiếp nhận, phản hồi thông tin của tổ chức, cá nhân qua điện thoại (đường dây nóng), Sở TN-MT đã tiếp nhận 177 thông tin phản ánh, đã giải quyết được 172 thông tin, còn năm thông tin đang xử lý. Các thông tin phản ánh chủ yếu là các vấn đề liên quan khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai. Những thông tin của người dân đến "đường dây nóng" đã giúp lãnh đạo sở có thêm kênh thông tin để khắc phục những bất cập trong công tác điều hành công việc.

Chánh Văn phòng UBND quận Bình Tân Nguyễn Anh Cường cho biết thêm, thông tin từ "đường dây nóng" rất đa dạng, giúp chính quyền địa

phương có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn quận. Ðây chính là kênh đo lường sự hài lòng của người dân đối với chính quyền. Nhiều thông tin phản ánh qua "đường dây nóng" giúp quận nhìn nhận lại công tác chỉ đạo, điều hành của mình đạt hiệu quả như thế nào và cần phải làm gì để người dân hài lòng hơn. Chẳng hạn, trong thời gian ngắn mà nhận nhiều thông tin phản ánh về trật tự lòng, lề đường tức là người dân chưa hài lòng về vấn đề đó, quận sẽ tập trung xử lý quyết liệt hơn.

Tại buổi làm việc mới đây với Sở TN-MT thành phố về công tác xử lý thông tin phản ánh của người dân qua "đường dây nóng", Chánh Văn phòng UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho biết, Sở TN-MT là đơn vị nhận được số thông tin phản ánh qua "đường dây nóng" nhiều thứ ba trong số các sở, ngành của thành phố, sau Sở Giáo dục và Ðào tạo và Sở Giao thông vận tải. Bản thân lãnh đạo sở cũng đã nỗ lực giải quyết nhiều bức xúc của người dân. Tuy nhiên, để hiệu quả của "đường dây nóng" được nâng cao, các chuyên viên tiếp nhận thông tin cần ứng phó một cách linh hoạt, tiếp nhận thông tin một cách nghiêm túc, tạo niềm tin cho người phản ánh.

Lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện sau khi xử lý, phản hồi thông tin cho người dân, cũng cần phải khái quát lại sự việc, rà soát bộ máy quản lý, từ đó rút kinh nghiệm chung và chấn chỉnh lại quy trình công tác. Ðồng thời, với việc xử lý những phản ánh của người dân, nhất là với những khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, cần thực hiện tới cùng, theo dõi, giải quyết sự việc trong thời gian nhất định, tránh trường hợp chỉ trả lời chung chung. Ngoài ra, công tác phối hợp xử lý những vấn đề liên quan tới nhiều sở, ngành cũng cần được tăng cường...

"Phần mềm "đường dây nóng" do Văn phòng UBND thành phố điều hành có chức năng chuyển thông tin đến sở và cập nhật kết quả xử lý, không có chức năng kiểm soát, theo dõi việc giải quyết thông tin tại sở, không có chức năng thống kê, báo cáo. Việc theo dõi quá trình giải quyết nhằm đôn đốc việc thực hiện của phòng, ban, đơn vị, văn phòng sở phải thao tác bằng tay... Do vậy, phần mềm "đường dây nóng" nên bổ sung chức năng phân loại để thuận tiện trong việc thống kê, báo cáo và chức năng theo dõi quản lý đối với các sở, ngành, quận, huyện".

Trần Văn Thạch

Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu DB07.3.2017 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)